Đã tìm ra quán quân Cuộc thi Nhà thiết kế tương lai 2019

GD&TĐ - Theo đó, Tô Phương Thuỷ, học sinh lớp 11C3 trường THPT Nguyễn Hữu Huận (Thủ Đức, TP.HCM) chính thức trở thành quán quân cuộc thi Nhà thiết kế tương lai 2019 của Trường ĐH Hoa Sen (HSU).

TS. Vũ Tường Thụy – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen trao giải quán quân Nhà thiết kế tương lai 2019 cho Tô Phương Thủy.
TS. Vũ Tường Thụy – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen trao giải quán quân Nhà thiết kế tương lai 2019 cho Tô Phương Thủy.

Vòng chung kết xếp hạng cuộc thi “Nhà thiết kế tương lai 2019” vừa chính thức khép lại tại trường Đại học Hoa Sen với sự tham dự của 18 thí sinh đến từ các trường THPT tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Năm nay, phần lớn các thí sinh vào vòng chung kết đều dự thi thiết kế thời trang (15 thí sinh), chỉ có 2 thí sinh dự thi sáng tác về lĩnh vực truyền thông nghe nhìn và 1 thí sinh dự thi thiết kế nội thất.

Dù mới học lớp 11, 12 nhưng nhiều thí sinh đã khiến ban tổ chức và ban giám khảo rất bất ngờ bởi sự sáng tạo và cá tính mạnh trong thời trang.

Nhiều chủ đề “nóng” như cộng đồng LGBT, nữ quyền, bảo vệ trẻ em, bảo vệ môi trường… cũng được đưa vào các thiết kế khiến cho cuộc thi đầy màu sắc và thú vị.

Tô Phương Thuỷ chia sẻ về tác phẩm DEMAU của mình.
 Tô Phương Thuỷ chia sẻ về tác phẩm DEMAU của mình.

Tại đêm chung kết, sau khi hoàn tất khâu cuối cùng là chấm điểm các bài thi được trưng bày tại triển lãm, nghe thuyết trình của thí sinh, Ban giám khảo (gồm Thạc sỹ, kiến trúc sư Từ Phú Đức, Quyền trưởng khoa Thiết kế và Nghệ thuật, trường Đại học Hoa Sen; Ông Astin Palacio Beltran,  Phó Giám đốc sáng tạo Ogilvy & Mather Việt Nam;  Đạo diễn Kwai Tuấn Anh; kiến trúc sư, nhà thiết kế thời trang Dũng Yoko) đã chọn Tô Phương Thủy, học sinh lớp 11C3 trường THPT Nguyễn Hữu Huận (Thủ Đức, TP.HCM) cho ngôi vị quán quân của cuộc thi.

Tô Phương Thủy dự thi thiết kế thời trang với tác phẩm DEMAU, lấy cảm hứng đề tài tín ngưỡng qua văn hoá thờ Mẫu của người Việt. Mượn hình tượng Đế Mẫu (hay còn gọi Bà Mụ) – nữ thần trong nom, bảo hộ trẻ em theo tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Dao đỏ. 

DEMAU thể hiện mong muốn bảo vệ, chở che những con người ngây thơ, yếu đuối và dễ tổn thương nhất của xã hội – trẻ em trước các vấn nạn xâm hại về thân thể, xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, học đường,

DEMAU – bộ trang phục truyền thống của người Dao đỏ và chất liệu jeans từ vùng Genoa nước Ý.  Chất jeans thô cứng được bổ trợ bởi các hoạ tiết tỉ mỉ của dân tộc Dao đỏ bên trang phục truyền thống được cách tân hiện đại. Tất cả đã tạo nên “Nữ thần của người Dao tại thế kỉ 21”. Cả hai như hoà quyện vào nhau, tạo nên phong cách kết hợp giữa Đông – Tây, hiện đại đan xen cùng truyền thống và văn hoá tín ngưỡng cùng các vấn đề hiện thực trong xã hội ngày nay.

TS. Vũ Tường Thụy – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen đã trao học bổng toàn phần trị giá 200.000.000 đồng - tương đương 100% học phí các ngành Thiết kế và Truyền thông tại trường cho Tô Phương Thủy.

Ban tổ chức trao giải cho các Á quân cuộc thi.
 Ban tổ chức trao giải cho các Á quân cuộc thi.

Chia sẻ khi nhận giải thưởng quán quân, Tô Phương Thủy cho biết, vì không giỏi may vá nên khi thực hiện tác phẩm đính hạt trên vải rất cực, nhiều lần bị chảy máu tay rất đau. Với học bổng của trường Đại học Hoa Sen, Tô Phương Thủy sẽ có cơ hội sớm thực hiện được ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang thực thụ.

Ban tổ chức cũng trao giải Á quân cùng học bổng trị giá 50.000.000 đồng cho các thí sinh Đào Xuân Tùng, lớp 11 TA4 trường THPT Chu Văn An (Ninh Thuận) với tác phẩm nội thất “Nhà ở mái xanh”; Tạ Ngọc Anh Thư (10A13 trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q6, TP.HCM) với phim ngắn Sunrise; Tô Hồng Minh Tiến (trường THPT Bình Phú, TP.HCM) với tác phẩm thời trang “Nữ thần mặt trời”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.