Cựu Thủ tướng Đức tiết lộ nguyên nhân đàm phán Nga và Ukraine thất bại

GD&TĐ - Theo cựu Thủ tướng Đức, Washington đã ngăn Kiev tham gia một thỏa thuận có thể chấm dứt đổ máu vào tháng 3/2022.

Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder

Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Berliner Zeitung, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder lập luận rằng chính phủ Mỹ không “cho phép” bất kỳ thỏa hiệp nào có thể chấm dứt xung đột Nga-Ukraine chỉ vài tuần sau khi cuộc tấn công quân sự của Moscow bắt đầu vào tháng 2/2022.

Ông Schroeder cho biết ông được yêu cầu giúp hòa giải cho các cuộc đàm phán hòa bình tháng 3/2022 giữa các quan chức Ukraine và Nga ở Istanbul.

Ông nói rằng đại diện của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky sẵn sàng nhượng bộ trong các vấn đề quan trọng như từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO. Tuy nhiên, “người Ukraine không đồng ý hòa bình vì họ không được phép làm vậy. Đầu tiên họ phải hỏi người Mỹ về mọi điều họ đã thảo luận” – theo cựu Thủ tướng Đức.

Các quan chức Nga nhiều lần tuyên bố Mỹ và các nước phương Tây khác ủng hộ Ukraine đã ngăn cản chính phủ Zelensky đồng ý giải pháp hòa bình. Ông Schroeder là một người bạn lâu năm của Tổng thống Nga Putin.

“Ấn tượng của tôi là không có gì có thể xảy ra vì mọi thứ khác đã được quyết định ở Washington,” ông nói.

Cựu Thủ tướng Đức mô tả chiến lược của Washington là “chết người” và nói rằng nó dẫn đến mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc.

Ông Schroeder nói: “Người Mỹ tin rằng họ có thể hạ gục người Nga. Bây giờ, 2 chủ thể là Trung Quốc và Nga bị Mỹ hạn chế, đang hợp lực với nhau. Người Mỹ tin rằng họ đủ mạnh để kiểm soát được cả 2 bên. Theo quan điểm khiêm tốn của tôi, đây là một sai lầm. Hãy nhìn xem phía Mỹ bây giờ đang bị giằng xé như thế nào”,

Ông Schroeder cho biết, các đồng minh của Washington ở Tây Âu đã “thất bại” trong việc nắm bắt cơ hội thúc đẩy hòa bình tháng 3/2022.

Ông nói thêm, vào thời điểm đó, Tổng thống Zelensky sẵn sàng thỏa hiệp về Crimea và các vùng lãnh thổ ly khai ở khu vực Donbass.

Kể từ thời điểm đó, hàng trăm nghìn binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng khi viện trợ quân sự của phương Tây kéo dài cuộc xung đột.

Ông Putin hồi đầu tháng ước tính Kiev đã mất hơn 90.000 binh sĩ trong cuộc phản công thất bại bắt đầu vào tháng 6.

Theo ông Schroeder, việc chuyển giao vũ khí không phải là giải pháp vĩnh viễn, nhưng không ai muốn đàm phán.

Ông Schroeder cho rằng chỉ có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới có thể nối lại các cuộc đàm phán hòa bình ở Đông Âu.

“Ông Scholz và ông Macron thực sự nên ủng hộ tiến trình hòa bình ở Ukraine vì đây không chỉ là vấn đề của Mỹ mà trên hết là vấn đề của châu Âu” - Ông Schroeder nói thêm, “tại sao ông Scholz và Macron không kết hợp việc giao vũ khí với lời đề nghị đàm phán? Hai nhà lãnh đạo này là những người duy nhất có thể nói chuyện với ông Putin”.

Theo ông Schroeder, các nhà lãnh đạo Nga đang bị đe dọa bởi việc Mỹ thúc đẩy đưa NATO đến biên giới phía tây Moscow bằng cách thêm Ukraine vào liên minh quân sự phương Tây trên.

Ông cho rằng một trong những lý do biện minh cho việc trang bị vũ khí cho Ukraine là cho rằng Nga bành trướng không có cơ sở trên thực tế.

Mặt khác, ông Schroeder nhấn mạnh, các nhà lãnh đạo phương Tây phải hiểu rằng dù ai nắm quyền ở Moscow, Nga sẽ không cho phép Ukraine hay Gruzia bị NATO sáp nhập.

Ông nói: “Phân tích mối đe dọa này có thể mang tính cảm xúc, nhưng nó có thật ở Nga”. “Phương Tây phải hiểu điều này và chấp nhận những thỏa hiệp phù hợp. Nếu không, hòa bình sẽ khó đạt được”.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.