Cứu sống trẻ sơ sinh mắc bệnh xoắn nghẹt ruột non hiếm gặp

GD&TĐ - Một trẻ sơ sinh sinh non bị mắc bệnh xoắn nghẹt ruột non hiếm gặp, ảnh hưởng đến tính mạng, đã được bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống.

Mẹ và cháu bé sơ sinh bị bệnh xoắn nghẹt ruột non hiếm gặp (giữa) chụp ảnh cùng các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế ngày ra viện. (Ảnh: T.H.)
Mẹ và cháu bé sơ sinh bị bệnh xoắn nghẹt ruột non hiếm gặp (giữa) chụp ảnh cùng các y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế ngày ra viện. (Ảnh: T.H.)

Sáng 1/8, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh - Nhi Sơ sinh, Bệnh viện Trung ương Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, đã điều trị thành công trẻ sơ sinh mắc bệnh hiếm gặp xoắn nghẹt ruột non do thoát vị nội qua khiếm khuyết tự nhiên ở mạc treo kèm tắc ruột phân su.

Bệnh nhi sơ sinh sinh non tháng 34 tuần 4 ngày, cân nặng chỉ 2,1kg, sinh mổ vì thai suy.

Sau sinh ghi nhận da bụng trẻ bị tái, phản ứng thành bụng dương tính, bụng sờ cứng toàn bụng.

Các bác sĩ đã kết hợp với kết quả siêu âm trước sinh ghi nhận thai có dạ dày và đại tràng giãn, đặt ra chẩn đoán theo dõi viêm phúc mạc bào thai, dị tật đường tiêu hóa.

Từ đó, bệnh nhi được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh - Nhi Sơ sinh để điều trị.

Qua thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng kịp thời, hội chẩn đa chuyên khoa cùng khoa Chẩn đoán hình ảnh và khoa Ngoại Nhi - Cấp cứu bụng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị tắc ruột và chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi.

Khi tiến hành mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện một đoạn ruột non của bệnh nhi thoát vị qua khiếm khuyết tự nhiên ở mạc treo ruột non, dẫn đến tình trạng xoắn nghẹt ruột.

Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển về chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh - Nhi Sơ sinh, được nuôi dưỡng tĩnh mạch đảm bảo hồi phục năng lượng, đồng thời được điều trị kháng sinh tích cực, bổ sung vitamin.

Cuộc mổ lần 2 diễn ra sau 6 ngày để làm lại miệng nối bị hẹp.

Trẻ được cho ăn qua đường miệng tăng dần theo nhu cầu.

Sau khi điều trị nội nhi tích cực trong 39 ngày tại bệnh viện, đến nay bệnh nhi bú tốt, lên cân, tiêu tiểu bình thường, bụng mềm, vết mổ liền sẹo tốt và được xuất viện.

TS.BS. Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Xoắn ruột là bệnh lý gây tắc nghẽn đường ruột và ứ đọng thức ăn, làm giảm lưu lượng máu đến ruột, gây viêm, hoại tử ruột, viêm phúc mạc, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây xoắn ruột, trong đó thoát vị nội qua khiếm khuyết tự nhiên ở lỗ mạc treo ruột non là một nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng hay gặp ở các trẻ có tắc ruột phân su.

Cần chẩn đoán, xử trí phẫu thuật sớm để bảo tồn ruột tối đa.

Nếu không được cấp cứu kịp thời, đoạn ruột tổn thương có thể bị hoại tử không thể phục hồi, từ đó gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng dẫn tới tử vong”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.