Bệnh viện Trung ương Huế vận hành Trung tâm can thiệp tim mạch - đột quỵ

GD&TĐ - Để hỗ trợ bệnh nhân một cách tốt nhất trong việc điều trị bệnh lý tim mạch và đột quỵ cấp thiết ở người mắc Covid-19, Bệnh viện Trung ương Huế chính thức đưa Trung tâm can thiệp tim mạch - đột quỵ vào hoạt động.

Bệnh viện Trung ương Huế vận hành Trung tâm Can thiệp Tim mạch - Đột quỵ.
Bệnh viện Trung ương Huế vận hành Trung tâm Can thiệp Tim mạch - Đột quỵ.

Ngày 9/2, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa chính thức đưa Trung tâm can thiệp tim mạch - đột quỵ vào hoạt động sau khi được Bộ Y tế phê duyệt bổ sung 52 danh mục kỹ thuật can thiệp tim mạch và đột quỵ trong khám, chữa bệnh thực hiện tại bệnh viện này.

Theo đó, việc đưa Trung tâm can thiệp tim mạch - đột quỵ vào hoạt động tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là sau khi Trung tâm nghiên cứu và điều trị Covid-19 Trung ương Huế được thành lập và đặt tại cơ sở này.

Trung tâm can thiệp tim mạch - đột quỵ sẽ hỗ trợ tốt hơn trong việc điều trị bệnh lý tim mạch và đột quỵ cấp thiết ở bệnh nhân mắc Covid-19.

Trung tâm can thiệp tim mạch - đột quỵ sẽ triển khai điều trị cấp cứu và chuyên sâu các bệnh lý tim mạch, như: nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ não, bóc tách động mạch chủ, tắc mạch chi, mạch tạng cấp tính...

Đồng thời, thực hiện điều trị các bệnh lý khác, như: bệnh lý động mạch vành, bệnh lý động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, thuyên tắc động mạch chi, tim bẩm sinh, nút mạch máu trong điều trị u gan, u xơ tử cung, bệnh lý dị dạng mạch máu não…

Cũng trong dịp này bệnh viện cũng đưa vào hoạt động máy MRI 1,5 Tesla, phục vụ chẩn đoán chuyên sâu nhiều bệnh lý về đầu mặt cổ, thần kinh, cột sống, tiêu hóa, ung thư…

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ