Bệnh viện Trung ương Huế ứng dụng máy chụp MRI ứng dụng trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Ngày 13/5, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa đưa vào sử dụng hệ thống MRI chụp cộng hưởng từ 1.5T Signa Explorer hiện đại ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Bệnh viện Trung ương Huế đưa vào sử dụng máy chụp MRI ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Bệnh viện Trung ương Huế đưa vào sử dụng máy chụp MRI ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Theo Bệnh viện Trung ương Huế hệ thống MRI được trang bị nhiều phần mềm hiện đại nhất giúp tăng phạm vi chẩn đoán, độ chính xác cao với thời gian nhanh nhất, đáp ứng đầy đủ các thăm khám “chuyên sâu”.

Khai trương đưa vào sử dụng hệ thống MRI chụp cộng hưởng từ 1.5T Signa Explorer.

Khai trương đưa vào sử dụng hệ thống MRI chụp cộng hưởng từ 1.5T Signa Explorer.

Hệ thống MRI ngoài việc xác định hình ảnh bất thường của sọ não, u não, hệ thống còn trang bị các công nghệ chụp tiên tiến chưa từng có trên máy MRI thế hệ trước như định lượng tưới máu não, chụp thành mạch máu, chụp đánh giá hệ mạch máu não mà không cần phải tiêm thuốc đối quang từ mang lại kết quả chẩn đoán chính xác mà vẫn đảm bảo thời gian “vàng” điều trị cho bệnh nhân.

Đối với lĩnh vực ung thư, đây là phương pháp hiện đại và có hiệu quả cao trong chẩn đoán.

Đặc biệt máy MRI SIGNA Explorer AIR IQ tại Bệnh viện Trung ương Huế được trang bị phần cứng và phần mềm hiện đại nhất giúp chẩn đoán, sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.

Đối với lĩnh vực tim mạch, đây được xem là phương pháp chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tim mạch hiện đại nhất hiện nay: đánh giá các bệnh lý cơ tim như bệnh viêm cơ tim (hậu Covid-19), cơ tim phì đại, bệnh cơ tim nhiễm bột, bệnh cơ tim nhiễm sắt, bệnh u hạt…

Bên cạnh đó, hệ thống MRI này có thể chụp toàn thân nhằm tầm soát phát hiện các tổn thương u có kích thước nhỏ và sàng lọc ung thư ở giai đoạn sớm;…

Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, hệ thống MRI SIGNA Explorer AIR IQ tại Bệnh viện Trung ương Huế là thế hệ mới được công ty GE giới thiệu ra thị trường năm 2021 với giá trị chẩn đoán cao cấp bằng cách ứng dụng những thành tựu mới nhất của trí tuệ nhân tạo học sâu (A.I Deep Learning).

“Hệ thống MRI có vài trò đặc biệt trong lĩnh vực đột quỵ, đã có nhiều bước tiến “ngoạn mục” trong việc xác định sớm tổn thương não, kết hợp ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại nhất trong hồi sức, cấp cứu và can thiệp mạch não tại đơn vị.

Qua đó, hệ thống này sẽ giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong, đem lại khả năng hồi phục cao nhất cho bệnh nhân. MRI cũng hiệu quả trong việc đánh giá tổn thương mạch máu, tầm soát ung thư toàn thân…”, GS.TS Phạm Như Hiệp cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ