Trước đây, một sa mạc ở Trung Quốc đã bành trướng trên diện tích ít nhất 1300 km2, khiến nhiều làng mạc, đồng cỏ, hồ nước biến mất. Biến đổi khí hậu và hoạt động của con người làm sa mạc lan rộng ra các khu vực dân cư quan trọng. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần thể hiện nỗ lực ngăn chặn sa mạc hóa bằng các biện pháp trồng cây xanh, di chuyển dân cư nhưng dường như không mang lại hiệu quả tích cực.
Tengger có nhiều hồ nước nhỏ tạo điều kiện sinh sống cho con người và muông thú
Gần 20% diện tích Trung Hoa là sa mạc và giờ đây hạn hán ở miền Bắc ngày càng nghiêm trọng. Thống kê cho thấy, Trung Quốc có tới 21.000 km2 sa mạc, rộng hơn cả diện tích của Croatia. Nếu Tengger tiếp tục lan rộng, nó sẽ hợp nhất với hai sa mạc kế bên tạo thành một vùng sa mạc mênh mông không thể khắc phục được.
Một sa mạc trên bản đồ Trung Quốc (Ảnh vệ tinh)
Jiali và gia đình sống trong khu vực Alxa League của Tengger, nơi có khoảng 30.000 người từ các vùng sa bị mạc hóa nghiêm trọng chuyển tới sống. Nhiều thế hệ của gia đình anh đều chăn thả gia súc bên rìa sa mạc, dọc theo phía Bắc Trung Quốc. Chăn thả gia súc quá mức cho phép cũng là một nguyên nhân gây ra sa mạc hóa dù nó giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu ở các đồng cỏ.
Chính phủ cấp cho Jiali một ngôi nhà cách đảo Hồ Thiên Nga sáu dặm để gia đình anh mở một khu du lịch nhỏ. Chính phủ phải trợ cấp 1500 USD hàng tháng cho hai vợ chồng, 1200 USD hai ông bà để thuyết phục gia đình anh bán tháo 70 con cừu, 30 con bò và 8 con lạc và chuyển đi.
Cùng với chính phủ, người dân sống trên sa mạc cũng trồng nhiều cây để chắn gió, giữ đất và cản cát bay. Nhiều gia đình chuyển đến Tengger vì may mắn sống sót trong nạn đói khủng khiếp 1958-1962 khiến hàng chục triệu người chết.
Sa mạc hóa ở Trung Quốc đã lên tới mức báo động đỏ
Nhưng trồng trọt cũng ngày càng khó khăn hơn. Huang Chunmei, nông dân lớn lên tại thị trấn Tonggunao"er cho biết, khi anh còn nhỏ mực nước ngầm chỉ sâu hai mét nhưng bây giờ phải đào đến bốn, năm mét.
Khoảng 17% dân số của Alxa League là người Mông Cổ. Họ hầu như không thể nuôi thân mà phải dựa vào trợ cấp chính phủ.
Dân cư sống trên sa mạc Tengger
Mengkebuyin 42 tuổi và vợ, Mandula 41 tuổi là nông dân trồng ngô và hướng dương nhưng thu nhập của gia đình chủ yếu đến từ 200 con cừu. Hai vợ chồng
chỉ mong ước đứa con gái 16 tuổi sẽ có cuộc sống tốt hơn, được sống và làm việc tại thành phố.