Cuộc sống làm dâu ngột ngạt vì không "môn đăng hộ đối"

GD&TĐ - Vì mẹ chồng là người kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân của hai vợ chồng tôi nên khi tôi không giữ được em bé, bà hạnh họe, bắt tôi đi làm ngay.

Cuộc sống làm dâu ngột ngạt vì không "môn đăng hộ đối"
Nhà anh đầu thôn - gia đình gia giáo có tiếng còn tôi chỉ là đứa trẻ mồ côi nhà ở cuối thôn. Cái tuổi dậy thì tôi sống như một con ngựa hoang không chịu nghe ai: Thích gì làm đó, tụ tập theo đám bạn chơi bời lêu lổng. Thế mà run rủi thế nào, hai người hai thế giới, hai tính cách hoàn toàn trái ngược lại thành một đôi.
Nhưng đời lắm chông gai, đường tình của tôi và anh trắc trở muôn trùng.
Anh là người để ý, theo đuổi tôi trước. Chính sự quan tâm yêu thương, thấu hiểu nội tâm cô gái mồ côi mẹ, thiếu vắng tình cha mà ít ai để tâm ngoài sự nổi loạn đã cảm hóa trái tim tôi. Nhờ có anh, tôi trở nên tốt hơn. Thay vì lêu lổng, tôi tu chí học làm thợ may, suy nghĩ cũng chín chắn trưởng thành hơn rất nhiều.
Có lẽ tháng ngày yêu anh là những ngày tôi thấy hạnh phúc và ý nghĩa nhất cuộc đời. Nhưng “hạnh phúc ngắn chẳng tày gang” khi anh đưa tôi về ra mắt bố mẹ.
Bố mẹ anh đều là công chức nhà nước nên khi biết được quá khứ bất kham của tôi ông bà nhất quyết phản đối. Thậm chí còn dọa nạt từ mặt nếu anh vẫn muốn cưới tôi. Bố mẹ chồng càng gay gắt anh càng cứng hơn, anh vẫn quyết tâm cưới tôi bằng được nên dù ông bà có phản đối cũng đành chịu “bằng mặt mà không bằng lòng”.
Tháng ngày làm dâu của tôi chẳng dễ dàng. Dù tôi có làm việc gì cũng không bao giờ vừa ý mẹ chồng, bà luôn tìm cách bắt lỗi. Tết năm ngoái, tôi có biếu cho bố mẹ 5 triệu đồng để sắm sửa thì mẹ chồng cũng ý tứ nói chị T. (chị dâu tôi) biếu gấp đôi. Tôi có bảo: “Công việc của con lương tháng không được bao nhiêu, biếu bố mẹ chút ít sắm sửa gọi là có gì bố mẹ thông cảm cho vợ chồng”. Thế mà bà vẫn làm mình làm mẩy khó chịu ra mặt.
Tôi biết ông bà không thiếu của ăn của để, biếu 5 triệu hay 10 triệu cũng chẳng khác nhau là mấy, chủ yếu là vì không ưa tôi nên làm khó dễ.
Nhà chỉ có 2 con trai, anh cả vẫn chưa có con nên bố mẹ chồng cũng trông ngóng,  2 vợ chồng tôi cũng nghĩ có cháu thì ông bà mừng lắm và cũng đối xử dịu lại với tôi hơn. Đúng như thế, từ khi biết tôi có thai lại là cháu trai, dù không thể hiện rõ ràng nhưng ông bà mềm mỏng, niềm nở hẳn. Mẹ chồng cũng thỉnh thoảng hỏi thăm tôi ăn uống nghỉ ngơi, chỉ cho vài mẹo vặt lúc nghén, ốm và bớt soi mói hơn trước.
Tôi cứ ngỡ quan hệ mẹ chồng - nàng dâu đã khởi sắc thì đời đúng nghiệt ngã. Em sảy thai do ngộ độc thực phẩm (cả công ty gần trăm người bị). Bố mẹ chồng quay ngoắt 180 độ. Bà càng gay gắt hơn xưa, bảo tôi có mỗi việc chửa đẻ thôi mà làm cũng không xong, là đứa con gái vô dụng “nhà này vô phước mới cưới mày về làm dâu”.
Cuộc sống làm dâu ngột ngạt vì không "môn đăng hộ đối" ảnh 1
Quá đáng hơn sau khi sảy thai sức khỏe còn yếu mà lại trong mùa cấy, mẹ chồng vẫn bắt tôi ra đồng. Tôi mệt quá bảo với bà cho ở nhà lo cơm nước thì mẹ chồng lườm nguýt, bĩu môi nói đã vô tích sự lại còn lười nhác. Đó chỉ là một trong nhiều những lần bà làm khó dễ thôi.
Về phần chồng, anh vẫn yêu thương quan tâm nhưng tôi cảm thấy anh giống như trách nhiệm chứ không còn thật tâm như trước kia nữa.
Dù mẹ chồng có chì chiết trước mặt, anh ấy cũng không đỡ lời. Đau khổ mất con đã đành giờ thêm mẹ chồng khó dễ làm tôi quá mệt mỏi. Nhiều lần tôi nghĩ muốn buông tay nhưng không nỡ vì còn yêu anh nhiều, vả lại ngoài anh ra tôi chẳng còn còn người thân nào nữa.
Bài viết trên đã được biên tập lại theo chia sẻ được gửi đến Hộp thư gỡ rối Tuệ An.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.