Cuộc đua vào lớp chọn

Cuộc đua vào lớp chọn

(GD&TĐ) - Ở Hà Nội mỗi dịp vào năm học mới  không chỉ chuyện chọn trường gây căng thẳng mà chọn lớp, chọn GV cũng không kém. Để tránh tình trạng này, ngành GD và các trường đã có nhiều biện pháp để hạn chế, tuy nhiên, những phương án đưa ra xem ra vẫn chưa thuyết phục. Nhiều phụ huynh bức xúc gửi ý kiến đến NĐT.

* Có giảm tiêu cực trong "chạy trường"?

Chọn trường có vẻ như đã thành lệ trong dịp tuyển sinh vào các trường Tiểu học, THCS ở HN. Không ít phụ huynh đều có mong muốn mãnh liệt để có mình có một xuất vào trường điểm, dù có tốn kém đến mấy.

Trước đây, những trường có "thương hiệu" vốn đã phải chịu nhiều sức ép trong số lượng tuyển sinh so với chỉ tiêu được tuyển, nhất là tỷ lệ HS trái tuyến. Để giảm sức ép này, có trường đã thay đổi phương án xét tuyển bằng cách tổ chức đợt kiểm tra chất lượng đầu vào. Nếu HS nào đạt sẽ được nhận vào trường và đạt điểm cao sẽ vào lớp chất lượng cao. Hình thức này có điểm hay là vừa giảm số HS trái tuyến, vừa giảm số HS không đáp ứng được điều kiện, vừa đánh giá được trình độ của HS để xếp lớp cho hợp lý. Nhưng để đến được kỳ kiểm tra này, các phụ huynh phải đua nhau cho con đi học thêm. Và việc học thêm này không ở đâu tốt hơn ở chính trường đó và GV đó. tất nhiên các trường cũng sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng chính đáng này để mở lớp phụ đạo, lớp học thêm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Việc thay đổi này khiến cho  HS,  CMHS không chỉ mất tiền cho con đi học thêm, lệ phí kiểm tra mà còn phải hồi hộp đợi kết quả như mong muốn.

 Cách làm này của các trường vì thế mà được coi là "nhất cử ba, bốn tiện". Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì cách làm này có vẻ như khách quan,, công bằng, lại giảm được tiêu cực trong chạy trường. Bởi cùng là đối tượng trái tuyến nhưng không tính thân, quen mà chỉ cần HS đáp ứng được yêu cầu của nhà trường đặt ra.Nhưng một câu hỏi được đặt ra là thực sự có khách quan như vậy không? Không ít GV thừa nhận việc kiểm tra đó cũng chỉ là hình thức mà thôi, còn cách nào cũng có những ngoại lệ cả. Và như vậy lại thêm một cuộc đua tranh giữa các phụ huynh mà con mình có sức học đuối muốn được vào trường, phụ huynh có con học khá thì  muốn vào lớp chọn, lớp tốt.

* Và cuộc đua chọn lớp

Cũng trong năm học mới này, không ít trường đã đổi mới cách thức tuyển sinh, xếp lớp bằng cách kiểm tra kiến thức đầu năm học. Trước khi bước vào năm học mới dù lớp nào HS cũng phải vượt qua một kỳ kiểm tra kiến thức. HS nào khá,. đáp ứng yêu cầu sẽ được vào lớp chọn, A1, A2...HS nào có sức học yếu hơn thì phải vào lớp đại trà...Thế là một cuộc chạy đua học thêm, phụ đạo diễn ra quyết liệt giữa các CMHS. Ai cũng muốn con mình phải được vào lớp A1, A2. Cách làm này xem ra không ổn, bởi lẽ: Đối với HS lớp 1 khi các em đều có kiến thức "vỡ lòng" liệu cách kiểm tra đó có khách quan. Vo tình cách làm này lại ủng hộ để các phụ huynh đua nhau cho con học trước kiến thức. Với HS các lớp cao hơn cũng không thể đánh giá các em qua một lần kiểm tra. Trong khi đó hàng kết quả của cả một năm học trước hầu như không có giá trị gì. Trong khi việc kiểm tra đánh giá khách quan nhất, chính xác nhất là kết quả của cả một năm học. Vì thế, để khách quan trong việc xếp lớp, các trường chỉ cần lấy kết quả của HS trong khối từ cao xuống thấp. Nhựng vì sao cách đơn giản như thế lại không được các trường áp dụng. Phải chăng còn có lý do nào khác?

Lý giải điều này của các trường là để tránh tiêu cực trong công tấc tuyển sinh. HS nào khá thì vào lớp chọn để nâng cao chất lượng GD múi nhọn, HS nào trung bình vào lớp đại trà. Như thế không còn tình trạng "nhất thân, nhì quen"...Không phải HS nào năm lớp 1 được học lớp chọn thì năm sau tiếp tục. Mỗi HS phải luôn phấn đấu, nếu không sẽ bị loại khỏi lớp.

Qua cách làm này, nhiều phụ huynh bức xúc, chỉ cần HS "phấn đấu" trong những ngày hè là được vào lớp chọn. Như thế sẽ là cuộc đua tranh mới để tìm thầy, cô học thêm. Chính vì lẽ đó nhiều HS đã không có hè chỉ vì mục tiêu phải học thật nhiều, thật giỏi để trong năm học tới được vào lớp chọn. Xem ra cách thức để vào được lớp chọn, lớp A1 vẫn còn nhiều chông gai và thiếu công bằng, nảy sinh những tiêu cực không đáng có.

Không chỉ vậy, cách thức kiểm tra đầu năm học để xếp lớp đang bị lạm dụng. Ví như HS tốt nghiệp THCS thi (xét tuyển) vào THPT. Kết quả kỳ thi tuyển sinh đầu vào và kết quả của 4 năm học THCS là đánh giá khách quan nhất để xếp HS vào từng lớp. Đối với nhiều tỉnh áp dụng thi tuyển vào THPT, HS đã phải ôn tập rất vất vả để có kết quả tốt nhất, vừa bước "chân ướt, chân ráo" vào trường đã phải tìm lớp học thêm để mong được vào lớp A1, A2. Như  vậy, kết quả của cả một  quá trình học và thi trước đó đều vô nghĩa để được vào lớp chọn.

Tất cả cách thức thay đổi trong thi, tuyển sinh nhằm để tạo ra một cách khách quan nhất để đánh giá chính xác kết quả học tập của HS và tránh tiêu cực. Tuy nhiên với những cách làm như trên liệu có phải là cải tiến để đến cái dích là khách quan hay vì những lý do nào klhách. Hy vọng các cơ quan quản lý GD sớm có quy định cụ thể hơn về cách thức kiểm tra đánh giá đầu năm học, tránh tình trạng quá nhiều kiểu kiểm tra ngoài luồng như trên.

NĐT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.