Cuộc đấu trí hơn 1.700 ngày

Cuộc đấu trí hơn 1.700 ngày

Bà Nguyễn Thị Bình, người 40 năm về trước giữ trọng trách Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại bàn đàm phán Hiệp định Paris cho biết đó là vinh dự lớn với bà vì được tham gia “cuộc đấu tranh đặt biệt vì độc lập dân tộc ở xứ người”, cuộc đấu trí hơn 1.700 ngày.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (người đứng giữa) tại Triển lãm kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris khai mạc ngày 23/1/2013 tại Hà Nội
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (người đứng giữa) tại Triển lãm kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris khai mạc ngày 23/1/2013 tại Hà Nội

Chia sẻ về các sự kiện liên quan đến Hiệp định Paris, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước nói ngoại giao có những kiến thức ngoại giao và nghệ thuật ngoại giao, nhưng vận dụng lập trường như thế nào trong đấu tranh ngoại giao mới là điều căn bản, là cái gốc.

Thực tế cho thấy trong cuộc đàm phán ở Paris, chúng ta đã tiến hành cuộc đấu tranh ngoại giao rất bài bản.

Bà Nguyễn Thị Bình kể lại, lúc đầu nhiều người nghĩ rằng cuộc đàm phán chỉ kéo dài độ một hai năm, nhưng thực tế lại tới gần 5 năm. Trong đàm phán cũng có lúc lập trường hai bên không gặp nhau. Đoàn ta luôn giữ vững quan điểm Mỹ xâm lược Việt Nam nên Mỹ phải chấm dứt xâm lược và rút quân.
Ngoài việc tham gia 174 phiên họp công khai, 50 phiên họp kín và khoảng 1.000 cuộc họp báo, đoàn Việt Nam còn đi nhiều nơi để tuyên truyền về cuộc chiến đấu chính nghĩa của mình.

Đề cập đến thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng một trong những yếu tố quan trọng là vấn đề lập trường của ta vừa “hết sức là kiên định nhưng đồng thời cũng có lúc mềm dẻo”. Bây giờ 40 năm nhìn lại, bạn bè của chúng ta cũng rất khâm phục nhân dân Việt Nam, một nước nhỏ, yếu đã chiến thắng đế quốc sừng sỏ.

Một trong những nguyên nhân của thắng lợi là chúng ta có đường lối đúng đắn và đã tiến hành đấu tranh hết sức tài tình. Trong đàm phán, bất ngờ cũng là một yếu tố rất quan trọng. Chúng ta có nhiều cuộc “tấn công” ngoại giao lớn như Giải pháp toàn bộ 10 điểm, Sáng kiến hòa bình 9 điểm, Đề nghị 8 điểm, Sáng kiến mới gồm 7 điểm... Tất cả những đòn tấn công ấy đều khiến đối phương bị bất ngờ khi ta đưa ra các giải pháp, sáng kiến tại các cuộc họp.

Có lẽ phía Mỹ cũng không tính được hết những thuận lợi của ta khi chọn Paris là địa điểm đàm phán. Paris không chỉ là trung tâm thông tin quốc tế lớn để từ đó chúng ta có thể khiến thế giới chú ý và hiểu được cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta mà ở Paris, các tầng lớp nhân dân Pháp, đặc biệt là Đảng Cộng sản Pháp đã tích cực ủng hộ chúng ta. Hơn nữa, ở Paris còn có phong trào kiều bào rất mạnh. Kiều bào ta đã ủng hộ các hoạt động của đoàn Việt Nam tại Hội nghị Paris cả về tinh thần và vật chất. Những yếu tố này cũng góp phần vào thắng lợi trên bàm đàm phán.

Bà Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh thắng lợi của chúng ta trước hết là tinh thần đoàn kết. Chúng ta đã phát huy được thắng lợi của chiến trường trên mặt trận ngoại giao, từ đó đi đến việc ký kết hiệp định kết thúc sự can thiệp của Mỹ, kết thúc chiến tranh.

Ngày 27/1/1972, Hiệp định Paris được kí kết. (Ảnh: Tư liệu)
Ngày 27/1/1972, Hiệp định Paris được kí kết. (Ảnh: Tư liệu)

Phía sau bàn đàm phán

Các bạn nước ngoài khi ấy không thể biết rõ về điều kiện làm việc của đoàn Việt Nam và rất muốn chụp ảnh nơi ăn chốn ở của đoàn ta. Bà Nguyễn Thị Bình cho biết “về sinh hoạt, nhìn bề ngoài ai cũng đi đứng oai phong, đĩnh đạc nhưng thực ra chúng tôi rất tiết kiệm. Lúc bấy giờ mỗi thành viên của đoàn được 1 franc/ngày tiền ăn, mức ăn như vậy là rất khá. Ai cũng thấy rằng mình còn sung sướng hơn các đồng chí ở nhà. Điều đó khiến ai trong đoàn cũng luôn tâm niệm phải làm hết sức mình, phải đóng góp cho công việc chung nhiều chừng nào tốt chừng ấy. Về nơi ở, mỗi gác mài (mansarde, giống nhà kho) kê 2 giường đơn (giống giường trong bệnh viện). Khi trời rét, bên ngoài tuyết rơi dày nhưng trong phòng thì quá nóng vì hơi nóng trong nhà đều đi lên chỗ nhà kho đó”.

Bà từng phải từ chối khéo phóng viên nước ngoài khi họ muốn quay phim nơi Trưởng đoàn làm việc và nghỉ ngơi (ở nhà riêng) với lý do “ở Việt Nam có tục lệ không cho phép người nước ngoài vào phòng của phụ nữ”...

Nghĩ về hòa bình và sự phát triển của đất nước hôm nay, nghĩ về những ngày tháng không thể nào quên 40 năm về trước, bà Nguyễn Thị Bình muốn gửi đến thế hệ mai sau lời nhắn nhủ mỗi người hãy góp công gìn giữ những trang sử anh hùng của dân tộc.

Theo VGP News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.