Cùng con vượt qua "bão" cảm xúc tuổi mới lớn

GD&TĐ - Tôi có một đứa con gái rất thông minh, nhưng cũng rất bướng, lắm lúc nó khiến tôi sợ hãi.

Cùng con vượt qua "bão" cảm xúc tuổi mới lớn

Thay vì giao tiếp một cách đơn giản, chẳng hạn: “Mẹ ơi, con đói”; “Mẹ ơi, giúp con với”… Cách giao tiếp của con bé lại mang tính đòi hỏi, hách dịch. 

Khi con ở tuổi dậy thì, tôi khao khát tìm ra thứ gì đó bên trong mình để luôn đi trước đứa con gái mạnh mẽ của mình một bước. Tôi nhận ra, những đòi hỏi gay gắt của con gái là sự quyết đoán lành mạnh của một đứa trẻ mới lớn, chứ không phải là những lời cầu xin tuyệt vọng. Đây là điểm mấu chốt giúp tôi ngừng băn khoăn làm thế nào hiểu được thế giới nội tâm của con. 

Vài năm sau, tôi học được cách tin tưởng vào năng lực của con mình. Con bé luôn làm tôi kinh ngạc với tất cả những gì nó có thể làm. Ngày xưa, tôi có một máy nghe nhạc mà con bé đã có thể sử dụng thành thạo khi mới hai tuổi. Tôi giấu nó trong phòng ngủ của con bé. 

Một đêm, vợ chồng tôi bị đánh thức bởi những âm thanh chát chúa trong nhà. Tôi chỉ có thể khẳng định rằng con gái mình đang có một bữa tiệc âm nhạc trong phòng riêng. Vợ chồng tôi cảm thấy điều đó thật thú vị. 

Nhưng khi tôi chia sẻ câu chuyện này với một người bạn thân, quan điểm của cô ấy có vẻ trái ngược với tôi. Bạn tôi nói: “Con bé có thể làm được điều gì đó không có nghĩa là cậu nên khuyến khích nó”. 

Quan điểm khắt khe này của bạn khiến tôi nhận ra, nếu áp đặt quá nhiều quyền lực đối với sự lựa chọn của con, tôi sẽ tạo nên một gánh nặng vô hình, làm con bé bị phân tâm và khó chịu. 

Những điều chỉnh nhỏ trong quan điểm đã giúp tôi xác định rõ ràng hơn vai trò một người mẹ, nhưng hoàn thành vai trò đó trong sự hiện diện năng động và mạnh mẽ của con gái tôi tiếp tục là một thách thức. 

Khi tôi cần đặt ra một giới hạn nào đó với con gái mình hoặc nói với nó một số điều mình thấy không hài lòng, tôi vẫn sợ phản ứng dữ dội từ con bé hoặc lo lắng rằng mình đang trở nên xấu tính. Tôi thường tưởng tượng mình đang nói với con những điều như: “Đừng lo lắng, mẹ sẽ mang lại sự an toàn cho con”.

Khi con gái tôi tỏ ra thiếu quyết đoán hoặc đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi vô lý, tôi thường để nó biết rằng tôi mới là người đưa ra những lựa chọn, hoặc nói với con bé: “Mẹ sẽ tháo gỡ những lo lắng này để con cảm thấy dễ chịu”. 

Tôi đã học được rằng một bậc cha mẹ thoải mái, tự tin sẽ giúp cho những đứa trẻ trở nên thoải mái và tự tin hơn bởi vì chúng cảm thấy mình có một điểm tựa. Từ đó, chúng sẽ có sức mạnh vượt qua những cơn bão cảm xúc của tuổi mới lớn. 

Nhưng việc làm chủ một thái độ tự tin khi đối mặt với việc đặt ra giới hạn cho con không dễ chút nào. Đôi khi tôi khiến con gái mình bùng lên cơn giận dữ. Những lúc như thế, nó sẽ khóc. Còn tôi, không biết làm gì ngoại việc nhẩm một câu thần chú mà tôi tự nghĩ ra: “Hãy để con được giải tỏa cảm xúc”.

Tôi nhận ra mình từng áp dụng phương pháp hơi cổ hủ để thu hút sự hợp tác của con: Tôi hình dung con sẽ làm theo bất cứ điều gì tôi yêu cầu. Tất nhiên, nó hầu như không phát huy tác dụng bất cứ khi nào tôi thử. Nhưng tôi thật may mắn khi có một người hàng xóm tốt bụng. 

Cô ấy có con gái lớn hơn con gái tôi một tuổi. Chúng tôi đã chia sẻ với nhau rất nhiều kinh nghiệm. Một trong những quy tắc đầu tiên mà cô bạn hàng xóm áp dụng cho trẻ mới lớn là yêu cầu chúng luôn ngồi khi ăn hoặc uống. 

Tôi đã quyết liệt áp dụng điều này cho con gái mình, đồng thời khuyến khích sự tập trung và chú ý của con, thúc đẩy thói quen ăn uống lành mạnh và cách cư xử trên bàn ăn. Thời điểm đó, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy con gái đánh giá cao quy tắc này ở nhà, trong các lớp học, thậm chí ở công viên, khi chúng tôi ngồi trên bãi cỏ. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.