Thấu hiểu con tuổi dậy thì từ cách nói

GD&TĐ - Dạy con tuổi dậy thì sẽ không còn là bài toán nan giải nếu bố mẹ khéo léo trong cách giao tiếp.

Thấu hiểu con tuổi dậy thì từ cách nói
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền tiết lộ rằng hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy rất lo lắng khi con bước vào tuổi dậy thì. Ở tuổi này, con đã có những thay đổi đáng kể về mặt tâm sinh lý và bước vào tuổi “nổi loạn”.
Nếu cách giáo dục của bố mẹ không hiệu quả và tích cực, sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ. Sau đây chuyên gia tâm lý Phạm Hiền sẽ giới thiệu 5 nguyên tắc hay mà bạn nên áp dụng dạy con trẻ ở độ tuổi này.
Nguyên tắc thứ nhất: Không nên ra lệnh
Thay bằng nói con làm cái này đi, con làm cái kia đi theo kiểu ra lệnh sẽ khiến con có cảm giác bị bắt ép.... và chắc chắn trong não bộ của con sẽ phát triển nhiều các suy nghĩ phản kháng, chống đối và làm trong đối phó, sau đó thì né tránh trách nhiệm...
Thử nói "con giúp bố làm cái này được không", "mẹ nghĩ chỉ con mới làm được cái kia?."
Nguyên tắc thứ 2: Không bao giờ so sánh với "con nhà người ta"
Thay bằng nói kiểu vuốt đuôi trong thách thức hoặc so sánh "cứ thử đi con mà làm được thì trời sập" , "bạn A làm được thì bố tin chứ con mà làm được thì bố chẳng mừng quá"... sẽ khiến hoặc con cố tình không làm được hoặc con hiếu thắng để làm cho bằng được... sau đó là sự tức tối, bất cầ... và lần sau kệ nói gì cũng mặc, nghĩ gì mặc kệ, không cần làm...
Thử nói "Con cố gắng hết sức vào vì người khác làm được thì con cũng làm được, bố mẹ tin ở con"...
Nguyên tắc thứ 3: Không lôi nhược điểm của con nói với người khác
Thay bằng nói nhược điểm của con trước mặt người khác "Dạ cháu mà chăm học thì chắc cũng học giỏi đấy ạ, nhưng tại vì chơi vẫn hơn nên cháu chỉ...", "Cháu xinh gái thì có nhưng lười lắm ạ"... sẽ khiến con cảm thấy xấu hổ.. sau đó là khó chịu, né tránh mọi người hoặc nhơn nhơn vì nhờn rồi....
Thử nói "Dạ cháu cũng đang cố gắng lắm ạ", " Vâng ai cũng khen cháu xinh và đợt tới cháu cũng đến tuổi cần gánh vác trách nhiệm việc nhà với mẹ được rồi ạ...."
Nguyên tắc thứ tư: Không bắt bẻ, đôi co với con
Thay bằng cố để bắt bẻ hoặc đôi co hoặc giáo huấn từng cách nghĩ hay cách nói của con "Con nói như thế là không được", "con lớn bằng đấy rồi mà không biết cách nói...." , "con phải nói là...." sẽ khiến con quá đà vượt ngưỡng thành thói quen trong đôi co tay đôi với bố mẹ thậm chí thể hiện cảm xúc , hành vi tiêu cực quá đà hoặc câm lặng và không thèm nói gì để không bị chỉnh....
Thử nói "Đó là cách nghĩ của con nên con nói như vậy nhưng bố thì lại nghĩ...." ( sau đó dừng lại tại đó không tranh luận thêm), " Con nói đúng đấy nhưng mẹ sẽ hiểu còn người khác sẽ hơi khó hiểu chút lần sau con thử nói theo cách này nhé...."
Nguyên tắc thứ 5: Không coi thường con
Thay bằng cấm con được nói "Con biết gì mà nói", " Con còn trẻ con đừng có nói về vấn đề đó" , Cấm con nói kiểu như vậy"... con sẽ cảm thấy bí bách, ấm ức trong tư duy vì không được đưa ra ý kiến và suy nghĩ... sau đó lâu dần con không có khả năng suy nghĩ để đưa ra quan điểm hay lập trường của bản thân.
Thử để con nói tất cả các suy nghĩ kể cả vượt quá thẩm quyền của con và hãy nghe một cách bình tĩnh, trân trọng sau đó phân tích vấn đề nên không nên cùng con " Con cứ nói đi..., tuy nhiên con thử nghĩ thêm vấn đề này..." .

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.