Cử tri đề nghị không thu học phí đối với học sinh thuộc diện phổ cập

GD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã đề xuất chính sách không thu học phí đối với trẻ em mẫu giáo 5 tuổi và học sinh THCS. Đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình của cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo quy định của Luật Giáo dục, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021:

Toàn bộ học sinh cấp tiểu học không phải đóng học phí. Còn lại trẻ em mầm non, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vẫn phải đóng học phí. Nhà nước chỉ thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với một số đối tượng thuộc diện chính sách, học sinh nghèo, học sinh dân tộc, trẻ 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo quy định của Nghị định 86, mức học phí giáo dục mầm non, trung học cơ sở và trung học phổ thông do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào khung học phí của Nghị định 86 cho từng vùng miền (khu vực thành thị, khu vực nông thôn, khu vực miền núi).

Mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.

Hiện nay khung học phí mầm non, phổ thông quy định tại Nghị định 86 đối với các trường công lập khá thấp (Khu vực thành thị từ 60.000 đồng đến 300.000 đồng; Khu vực nông thôn từ 30.000 đồng đến 120.000 đồng; khu vực miền núi từ 8.000 đồng đến 60.000 đồng).

Tuy nhiên cũng ảnh hưởng tới thu nhập của các gia đình có thu nhập thấp và gia đình sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn. Riêng các cơ sở giáo dục ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí.

Theo báo cáo đánh giá tác động chính sách của Bộ GD&ĐT, chế độ thu học phí hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế như sau: Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là thực hiện chính sách phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và tiến tới thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau 2020.

Tuy nhiên, đến nay nhà nước mới chỉ thực hiện miễn học phí đối với cấp giáo dục tiểu học, còn giáo dục trung học cơ sở, trẻ em học mầm non 5 tuổi (học sinh thuộc diện phổ cập) vẫn chưa được miễn học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Hiện nay phần lớn học sinh mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông sống ở vùng nông thôn, miền núi, con công nhân sống tại khu công nghiệp, khu chế xuất, thu nhập gia đình tương đối thấp, vì vậy mặc dù mức thu học phí không quá cao, nhưng cũng là một gánh nặng đối với gia đình có thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo.

Hiện nay còn rất nhiều trẻ mầm non, học sinh phổ thông học tại các trường ngoài công lập, học phí cao, đặc biệt là con của công nhân ở khu công nghiệp, đây là một gánh nặng đối với gia đình cán bộ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, và rất cần sự hỗ trợ về chính sách học phí của nhà nước, để giảm bớt khó khăn cho gia đình công nhân, đồng thời bảo đảm công bằng giữa trường công lập và trường ngoài công lập.

Cử tri cả nước thời gian qua đã thông qua Đại biểu Quốc hội kiến nghị với Nhà nước đề nghị không thu học phí đối với học sinh thuộc diện phổ cập không phân biệt học sinh học tại các trường công lập và ngoài công lập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.