Chính sách tiền lương phải tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo

GD&TĐ - Liên quan đến chính sách lương đối với nhà giáo, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, yêu cầu chính sách tiền lương phải tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo là quan điểm luôn được thể hiện nhất quán trong các nghị quyết của Đảng.
Yêu cầu chính sách tiền lương phải tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo là quan điểm luôn được thể hiện nhất quán trong các nghị quyết của Đảng. Ảnh minh họa/Sỹ Điền
Yêu cầu chính sách tiền lương phải tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo là quan điểm luôn được thể hiện nhất quán trong các nghị quyết của Đảng. Ảnh minh họa/Sỹ Điền

Tuy nhiên, việc thế chế hoá quan điểm trên trong hệ thống luật pháp còn bất cập. Sau Luật Giáo dục (1998), việc sửa đổi Luật Giáo dục qua các lần (2005, 2009) chưa thể hiện được quan điểm trên .

Thường trực Ủy ban đồng tình với quy định về việc nhà giáo được ưu tiên xếp thang, bậc lương phù hợp với nghề đặc thù. Theo đó, trong quá trình xây dựng hướng dẫn chi tiết về lương nhà giáo trong hệ thống lương chung của các đơn vị hành chính sự nghiệp, đề nghị Chính phủ nghiên cứu và đưa ra quy định phù hợp về chính sách lương tương xứng với đặc thù nghề, với vị trí, vai trò của nhà giáo.

Ngoài ra, Thường trực Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo cần quy định rõ đặc thù nghề, rõ vị thế, vai trò nhà giáo thông qua chính sách tuyển dụng tương ứng với điều kiện, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, sự đãi ngộ, tôn vinh dành cho nhà giáo, tạo tiền đề cho việc xây dựng Luật Nhà giáo và pháp luật có liên quan khi có điều kiện thích hợp.

Có ý kiến Thường trực Ủy ban đề nghị cần quy định rõ yêu cầu, tiêu chuẩn và chính sách đối với giáo viên đặc thù; các nghệ nhân, các chuyên gia có chuyên môn giỏi tham gia đào tạo kỹ năng; các giáo viên, cộng tác viên ở cơ sở GDTX; các bảo mẫu ở giáo dục mầm non và các vị trí việc làm khác (không phải là nhà giáo) trong cơ sở giáo dục.

Thường trực Ủy ban cho rằng, quy định này là cần thiết để bảo đảm cơ cấu tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ sở giáo dục, tuy nhiên, nên giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định các nội dung này ở văn bản dưới luật.

Đối với chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thường trực Ủy ban cơ bản đồng tình với việc điều chỉnh quy định về hiệu trưởng; quy định về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (CBQLCSGD); bổ sung quy định về người đứng đầu cơ sở giáo dục khác, hướng tới chuẩn hóa cán bộ quản lý cơ sở giáo dục như trong Dự thảo Luật.

Tuy nhiên, TTUB đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, quy định cụ thể hơn trong Luật này về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn; chế độ đãi ngộ và đào tạo bồi dưỡng đối với người đứng đầu các cơ sở giáo dục của từng loại hình, cấp học.

Đồng thời, quy định trách nhiệm của địa phương, cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm các tạo điều kiện để CBQLCSGD hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo luật định.

Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.
Video bão cát như tận thế ở Ai Cập

Video bão cát như tận thế ở Ai Cập

GD&TĐ - Một trận bão cát lớn hôm 1/6 đã phủ màu cam lên bầu trời ở Cairo, buộc người dân phải trú ẩn trong các tòa nhà khi gió mạnh mang theo nhiều bụi.
La Chí Tường theo đuổi Chi Pu?

La Chí Tường theo đuổi Chi Pu?

GD&TĐ - Phía công ty quản lý La Chí Tường đã lên tiếng phủ nhận phát ngôn này đồng thời khẳng định tất cả những gì cư dân mạng chia sẻ chỉ là tin đồn.