Khó khăn chồng chất
Hơn một nửa (53%) trẻ em 10 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không được đến trường hoặc nghỉ học hoàn toàn. Đây là điều mà Ngân hàng Thế giới gọi là nghèo đói trong học tập. Những cải thiện gần đây liên quan đến hiện tượng này diễn ra rất chậm. Nếu các xu hướng của 15 năm qua được ngoại suy, thì sẽ mất 50 năm để giảm một nửa tình trạng nói trên. Năm ngoái, Ngân hàng Thế giới đã đề xuất mục tiêu giảm ít nhất một nửa nghèo đói trong học tập vào năm 2030. Điều này đòi hỏi phải tăng gấp đôi tỷ lệ cải thiện gần đây trong học tập, một điều khó nhưng có thể đạt được. Nhưng Covid-19 có khả năng đào sâu các lỗ hổng học tập và làm cho mục tiêu này khó khăn hơn.
Việc đóng cửa trường học tạm thời ở hơn 180 quốc gia, vào đỉnh điểm của đại dịch, đã khiến gần 1,6 tỷ HS phải nghỉ học; khoảng một nửa số HS đó, việc đóng cửa trường học kéo dài hơn 7 tháng. Mặc dù, hầu hết các quốc gia đã có những nỗ lực tích cực để áp dụng các chiến lược học tập từ xa và khắc phục hậu quả, nhưng tình trạng mất học vẫn có thể xảy ra.
Việc đóng cửa trường học liên quan đến Covid-19 đang buộc các quốc gia đi xa hơn nữa trong việc đạt được các mục tiêu học tập của họ. SV đang đi học có thể mất 10 nghìn tỷ USD thu nhập từ lao động trong suốt cuộc đời làm việc của họ. Đó là gần 1/10 GDP toàn cầu hiện tại, hoặc một nửa sản lượng kinh tế hàng năm của Mỹ, hoặc gấp đôi chi tiêu công hàng năm toàn cầu cho giáo dục tiểu học và trung học.
Trong một bản tóm tắt gần đây, giới chuyên gia đã chỉ ra kết quả của ba kịch bản mô phỏng nhằm đánh giá tác động tiềm tàng của cuộc khủng hoảng đối với tình trạng nghèo đói trong học tập. Trong kịch bản bi quan nhất, việc đóng cửa trường học liên quan đến đại dịch có thể làm tăng tỷ lệ nghèo trong học tập ở các nước thu nhập thấp và trung bình lên 10 điểm phần trăm, từ 53% lên 63%. Tỷ lệ đói nghèo học tập tăng 10 điểm phần trăm này có nghĩa là có thêm 72 triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học có thể rơi vào tình trạng nghèo đói trong học tập.
Học sinh tiểu học thiệt thòi nhất
Hầu hết sự gia tăng của tình trạng nghèo đói trong học tập sẽ xảy ra ở các khu vực có mức độ nghèo đói học tập cao nhưng vẫn ở mức trung bình trong bối cảnh toàn cầu trước đại dịch, chẳng hạn như Nam Á (nơi có tỷ lệ đói nghèo học tập trước đại dịch là 63%), châu Mỹ Latinh (48%), Đông Á và Thái Bình Dương (21%). Ở châu Phi cận Sahara và các nước có thu nhập thấp, nơi tỷ lệ nghèo học tập đã ở mức 87% và 90% trước Covid-19, mức tăng sẽ tương đối nhỏ, lần lượt là 4 điểm phần trăm và 2 điểm phần trăm. Điều này phản ánh rằng hầu hết những mất mát trong học tập ở những vùng đó sẽ ảnh hưởng đến những HS đã không đạt được trình độ đọc thông thạo tối thiểu vào cuối cấp tiểu học.
Để đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay ở châu Phi cận Sahara, Trung Đông và Bắc Phi, chúng ta cần xem xét các chỉ số khác về tình trạng thiếu học tập. Ở hai khu vực này, trẻ em trung bình thấp hơn mức độ thông thạo tối thiểu xa nhất. Khoảng cách trung bình của một đứa trẻ bị thiếu hụt khả năng học tập đến mức độ thông thạo đọc tối thiểu là khoảng 20%. Tỷ lệ này cao gấp đôi mức trung bình toàn cầu (10,5%), lớn hơn bốn lần so với khoảng cách Đông Á và Thái Bình Dương (5%), lớn hơn gấp mười lần khoảng cách trung bình của châu Âu và Trung Á (1,3%). Mức độ lớn của khoảng cách thiếu thốn học tập cho thấy, HS ở các khu vực này chậm hơn một năm học về kết quả học tập, hoặc hai lần so với mức trung bình toàn cầu.
Cần một hệ thống giáo dục linh hoạt
Trong kịch bản bi quan nhất, việc đóng cửa trường học Covid-19 có thể làm tăng khoảng cách thiếu hụt học tập lên khoảng 2,5 điểm phần trăm ở châu Phi cận Sahara, Trung Đông và Bắc Phi, và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, sự gia tăng như nhau về khoảng cách thiếu thốn học tập không có nghĩa là tác động như nhau về mặt chất lượng. Một chỉ số về mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu học tập, thể hiện sự bất bình đẳng giữa những trẻ em bị thiếu thốn khả năng học tập, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu học tập ở Trung Đông và châu Phi cận Sahara có thể tăng khoảng 1,5 điểm phần trăm, so với mức tăng 0,5 điểm phần trăm. Điều này cho thấy trẻ em ở châu Mỹ Latinh bị thiếu thốn việc học sẽ vẫn ở gần mức thông thạo tối thiểu hơn trẻ em ở Trung Đông và châu Phi cận Sahara. Do đó, phạm vi các lựa chọn cần thiết để xác định nhu cầu của HS và cung cấp cơ hội học tập, sẽ khác nhau về chất ở hai nhóm quốc gia này.
Trong tương lai, khi trường học mở cửa trở lại, hệ thống giáo dục sẽ cần phải linh hoạt hơn và thích ứng với nhu cầu của HS. Một số lựa chọn chính sách được triển khai trong thời kỳ khủng hoảng, chẳng hạn như các giải pháp học tập từ xa, kế hoạch bài học có cấu trúc, ưu tiên các chương trình giảng dạy tăng tốc có thể góp phần xây dựng một hệ thống giáo dục có khả năng chống chịu khủng hoảng.
Việc mở cửa lại trường học khi an toàn là rất quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ. Kết quả mô phỏng cho thấy, sự khác biệt lớn về tác động tiềm tàng của khủng hoảng đối với người nghèo học tập giữa các vùng. Thách thức lớn sẽ là nhanh chóng xác định và đáp ứng nhu cầu học tập của từng HS một cách linh hoạt và xây dựng hệ thống giáo dục trở lại bền vững hơn trước các cú sốc, sử dụng công nghệ một cách hiệu quả để cho phép học tập cả ở trường và ở nhà.