Cô bé Tiểu Hân 12 tuổi ở Vũ Hán (Trung Quốc) chỉ cao 1,2 m. Theo như cha mẹ của Tiểu Hân cho biết, chiều cao và cân nặng của cô bé đã bắt đầu ngừng phát triển khi cô bé được 7 tuổi, hiện tại Tiểu Hân không chỉ thấp hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa, mà cơ thể cũng rất gầy, cô bé chỉ nặng 23kg.
Trước đây, cha mẹ luôn nghĩ Tiểu Hân phát triển chậm nên không để ý nhiều. Mãi đến 2 tháng trước, cánh tay trái của Tểu Hân bị tê liệt, cầm bút viết chữ rất khó khăn, đặc biệt cô bé rất thích uống nước, mỗi ngày uống gần 5 lít nước. Chính những điều này mới khiến cha mẹ chú ý và đưa Tiểu Hân đến bệnh viện.
Cô bé Tiểu Hân 12 tuổi đã ngừng phát triển cơ thể khi 7 tuổi (Ảnh minh họa).
Xét thấy tình trạng bệnh của Tiểu Hân rất phức tạp, do đó để chẩn đoán chính xác bệnh, bệnh viện địa phương cùng Bệnh viện Nhi Vũ Hán đã liên hệ với Liên minh điều trị khoa Nhi Hồ Bắc để giúp đỡ.
Vào ngày 12/11, bác sĩ Hồ Gia Thăng, trưởng Khoa Nội Thần kinh cùng bác sĩ Lý Huy Tề, Phó Khoa Ung bướu – Huyết học của Bệnh viện Nhi Vũ Hán đã tập trung tại trung tâm hội chẩn từ xa của bệnh viện. Cuối cùng đã xác định rằng Tiểu Hân có khối u tế bào mầm tuyến yên và cần được phẫu thuật kịp thời.
Vào ngày 16/11, Tiểu Hân được chuyển đến Bệnh viện Nhi Vũ Hán để phẫu thuật điều trị. Bác sĩ Lý Huy Tề, Phó Khoa Ung bướu – Huyết học giải thích, khối u tế bào mầm là một khối u ác tính, nhưng tỷ lệ chữa khỏi cao hơn các khối u ác tính khác, khối u phát triển trong tuyến yên của bộ phận não, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ sớm.
Cuối tháng 11, bác sĩ Đỗ Hạo, trưởng Khoa ngoại thần kinh của Bệnh viện Nhi Vũ Hán đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cho Tiểu Hân, loại bỏ chính xác khối u và giữ lại toàn bộ tuyến yên.
Bác sĩ nhắc nhở, cha mẹ tốt nhất nên thường xuyên ghi lại chiều cao, cân nặng của trẻ, một khi phát hiện trẻ bị ngừng phát triển hoặc phát triển quá nhanh thì nên cẩn thận với bất kỳ sự bất thường nào và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.
U tế bào mầm là gì?
U tế bào màm xảy ra phần lớn ở khu vực phía trên tuyến yên (vùng hố yên) hoặc trong vùng tuyến tùng của não. Có hai loại u tế bào mầm: u tế bào mầm tinh và không tinh. Loại phổ biến nhất là u tế bào mầm tinh. Khoảng 60% tới 70% các u tế bào mầm là dạng tinh thuần túy.
Nguyên nhân gây u tế bào mầm là gì?
Trong quá trình phát triển bình thường của một em bé, một tế bào mầm phát triển vào trong tế bào trứng (ở bé gái) hoặc tế bào tinh trùng (ở bé trai). Trong những trường hợp hiếm gặp, các tế bào này xâm nhập hoặc nằm sai chỗ trong cơ thể của trẻ, như não nơi có thể xuất hiện một khối u. Những khối u này có thể lan sang các bộ phận khác của não hoặc tủy sống thông quá dịch não tủy (CSF).
Các triệu chứng y khoa của u tế bào mầm là gì?
Một số triệu chứng của u tế bào mầm tùy thuộc vào vị trí của khối u trong não. Các khối u nằm trong vùng tuyến tùng thường có các triệu chứng tăng áp lực nội sọ:
- Đau đầu vào buổi sáng
- Buồn nôn và ói mửa vào buổi sáng
- Mờ mắt
- Cử động mắt bất thường
U tế bào mầm nằm trong hạch nền cho thấy triệu chứng yếu một bên của cơ thể.
U tế bào mầm trong vùng hố yên (phần trên của não) gây ra các vấn đề về thị giác và nội tiết như đái tháo đường. Các dấu hiệu nội tiết cụ thể khác như dậy thì sớm, là hiện tượng dậy thì bắt đầu ở các bé trai và bé gái chưa tới 8 tuổi.
Hầu hết trẻ nhỏ được điều trị u tế bào mầm trong vùng tuyến yên của não sẽ cần thay thể nhiều hormone trong phần đời còn lại.