Con cái tự tin, giỏi giang hay không tất cả phụ thuộc vào cha mẹ

Trẻ em, có đứa ít thông minh nhưng lại siêng năng, chăm chỉ; có trẻ hoang nghịch nhưng luôn tạo cho người đối diện cảm giác được chia sẻ, cảm thông. Trẻ mất mặt này, lại được mặt kia, và có những ưu khuyết không giống nhau.

Con cái tự tin, giỏi giang hay không tất cả phụ thuộc vào cha mẹ

Ngay từ những ngày đầu năm học, tôi phát hiện em họ của tôi đã bị mất kiến thức cơ bản một cách trầm trọng. Em rất thụ động, lại là đứa trẻ nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

Ba mẹ ly hôn, em sống với mẹ trong căn phòng trọ. Hàng ngày mẹ em phải đi làm từ mờ sáng. Vì chỗ làm xa nên việc đưa rước, mẹ em đều nhờ bác xe ôm.

Mẹ là công nhân, đồng lương khiêm tốn, chuyện cơm áo gạo tiền cứ vần lấy mẹ, nên em phải tự thân vận động trong khả năng giới hạn của mình: tự học hành, tự “trang trải” với niềm vui, nỗi buồn. Còn mẹ em chỉ biết rằng, kết quả học tập của con thể hiện bằng số điểm cụ thể và lời phê của giáo viên chủ nhiệm thông qua cuốn sổ liên lạc.

Con cai tu tin, gioi giang hay khong tat ca phu thuoc vao cha me

Em thiếu tự tin vì học lực trung bình.

Thiếu sự quan tâm của người thân, học lực trung bình, em tôi lúc nào cũng thiếu tự tin. Em thường rụt rè, mặc cảm, ít bày tỏ, hay mở lời chia sẻ điều gì.

Có lần tôi không ngại hỏi “Gia cảnh khó khăn, em có buồn không?”. “Em không buồn, mà thương mẹ vất vả. Em đã cố gắng học, nhưng sao không thể khá lên. Biết học không giỏi, nhà nghèo, em không dám đòi hỏi gì, ráng giúp mẹ việc nhà, tự lo bản thân cho mẹ vui”.

Với tôi, em không hẳn là đứa trẻ thụ động như nhận xét của nhiều người. Có thể em học chưa giỏi, nhưng em có cảm nhận tốt, quan sát tốt, và rất ngoan. Khi tôi đánh giá cao câu trả lời của em, được khen ngợi và động viên, đôi mắt em rạng ngời niềm vui.  

Tôi nói với em “Giàu hay nghèo, không quan trọng bằng việc em là đứa trẻ ngoan. Cần cù bù thông minh, em cần học hành chăm chỉ thêm chút nữa là được”. Có vẻ như câu nói của tôi đã “tiếp lửa” cho em, vì tôi thấy em cười tươi hơn.

Trẻ em, có đứa ít thông minh nhưng lại siêng năng, chăm chỉ; có trẻ hoang nghịch nhưng luôn tạo cho người đối diện cảm giác được chia sẻ, cảm thông. Trẻ mất mặt này, lại được mặt kia, và có những ưu khuyết không giống nhau.

Trong trường hợp em họ tôi, tôi nghĩ mẹ em phải xây dựng lại mối quan hệ giữa mẹ với con một cách gần gũi, để con không ngại chia sẻ, gửi gắm mọi điều, là việc làm cần thiết và quan trọng. Tìm cách giúp con cải thiện việc học, để con tự tin mỗi khi đến lớp.

Con cai tu tin, gioi giang hay khong tat ca phu thuoc vao cha me

Trong trường hợp em họ tôi, tôi nghĩ mẹ em phải xây dựng lại mối quan hệ giữa mẹ với con một cách gần gũi.

Là người cận kề bên con, bố mẹ nên biết nhấn mạnh đến những ưu điểm của trẻ, khuyến khích và chỉ rõ những thành công mà trẻ đã đạt được. Tâm lý chung của trẻ là thích được quan tâm và ngợi khen. Nắm bắt tâm lý ấy để động viên và tìm ra những giải pháp giúp trẻ tiến bộ, để trẻ cảm nhận được những giá trị của bản thân và ngày càng vươn lên.

Mỗi trẻ em được sinh ra trong một hoàn cảnh không giống nhau. Nhưng dù thế nào, các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến các em hơn nữa về mặt tinh thần, dành nhiều thời gian gần gũi, động viên, tìm hiểu tâm tư của trẻ.

Trẻ chưa tiến bộ hay còn nhiều mặt hạn chế, không nên đánh đòn bởi sẽ gây cảm giác sợ hãi, làm mai một khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi cũng rất ngại khi thấy không ít phụ huynh so sánh con mình với con người khác, điều ấy làm trẻ tự tin, trẻ nảy sinh lòng đố kỵ.

Những lời khen tặng trước một hành động tích cực, trước những nỗ lực của con, đó là sự động viên hiệu quả nhất, vừa ý nghĩa, lại kịp thời, rất có tác dụng với trẻ, giúp trẻ nhận biết rằng, không phải con là đứa trẻ kém cỏi, mà bản thân các em đều có mỗi “giá trị” riêng, chỉ vì chưa được “đánh thức” mà thôi.

Theo Phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ