Cơm ăn liền của sinh viên HUFI đạt giải Nhất Giải thưởng Khoa học và Công nghệ

GD&TĐ - Ngày 9/12, Lễ tổng kết và trao giải Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở GDĐH năm 2022 đã chính thức diễn ra. 

Nhóm sinh viên HUFI đạt giải Nhất nhận bằng khen từ Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc
Nhóm sinh viên HUFI đạt giải Nhất nhận bằng khen từ Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc

Nhóm sinh viên Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) gồm Dương Thị Hồng Phượng, Võ Thị Hồng Nhung, Trần Thị Huỳnh Như, Lê Thị Yến Lin, Nguyễn Ngọc Diễm Hằng và giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Hoàng Anh đã xuất sắc vượt qua hơn 70 đề tài thuộc lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ giành giải Nhất lĩnh vực với đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất cơm ăn liền”.

Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2022 do Bộ GD&ĐT và Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp tổ chức đã thu hút 94 trường đại học trên toàn quốc tham gia.

Số lượng đề tài tham dự là 416 đề tài (trong đó 336 đề tài hợp lệ) ở 6 lĩnh vực gồm: Khoa học tự nhiên (38 đề tài); Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ (74 đề tài); Khoa học y, dược (17 đề tài); Khoa học nông nghiệp (24 đề tài); Khoa học xã hội (168 đề tài); Khoa học nhân văn (15 đề tài)...

Nhóm sinh viên HUFI đang thuyết trình dự án nghiên cứu với ban giám khảo.

Nhóm sinh viên HUFI đang thuyết trình dự án nghiên cứu với ban giám khảo.

Theo Th.S Nguyễn Hoàng Anh, đề tài nghiên cứu của sinh viên HUFI được lấy ý tưởng từ nhu cầu rút ngắn thời gian chuẩn bị các bữa cơm gia đình nhưng vẫn mang đầy đủ chất dinh dưỡng trong nhịp sống hiện đại.

Việc sử dụng cơm ăn liền giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian nấu, giúp cho người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ hiện đại sẽ có nhiều thời gian hơn để cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của xã hội, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

Sản phẩm cơm ăn liền cung cấp sự tiện lợi tối đa cho người tiêu dùng và góp phần đa dạng hóa các sản phẩm từ ngành hàng lúa gạo chủ lực của Việt Nam.

"Các kết quả nghiên cứu và sản phẩm thực tế của đề tài được ban giám khảo đánh giá rất cao về sự hoàn thiện của sản phẩm, khả năng ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, gian hàng trưng bày sản phẩm của HUFI cũng thu hút nhiều sự quan tâm của các đại biểu từ trường, doanh nghiệp, cơ quan báo chí và các đội dự thi" - Th.S Hoàng Anh cho biết.

Ngoài giải Nhất cuộc thi, HUFI cũng được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vinh danh là cơ sở giáo dục đại học đạt thành tích xuất sắc trong công tác khoa học công nghệ dành cho sinh viên năm 2022.

PGS.TS Lê Thị Hồng Ánh đại diện HUFI nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
PGS.TS Lê Thị Hồng Ánh đại diện HUFI nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học được tổ chức hàng năm nhằm tìm kiếm và phát triển nghiên cứu khoa học trong sinh viên đồng thời thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học.

Thông qua cuộc thi, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đoạt giải được các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tài trợ kinh phí và tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp Start-up; nhiều đề tài đã có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và nước ngoài.

Thầy và trò HUFI vui mừng trước chiến tích đạt giải Nhất của cuộc thi
Thầy và trò HUFI vui mừng trước chiến tích đạt giải Nhất của cuộc thi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.