Có trường học thông báo sẽ không chế biến thịt lợn trong bữa ăn bán trú?

GD&TĐ - Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý Thị trường - ông Trần Hữu Linh cho biết: Ở một số tỉnh, người dân đã không ăn thịt lợn. Thậm chí có tỉnh, nhà trường đã nhắn tin cho phụ huynh về việc sẽ không dùng thịt lợn để chế biến thức ăn cho học sinh ăn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung cầu những sản phẩm thịt không bị nhiễm bệnh. Trước mối lo về dịch bệnh, người dân một số nơi đã có xu hướng không ăn thịt lợn, có thể ảnh hưởng tới thịt lợn không nhiễm bệnh.

Không nên để bữa ăn bán trú của học sinh quay lưng với thịt lợn không nhiễm bệnh. (ảnh minh họa: Truyền hình Thái Nguyên)
Không nên để bữa ăn bán trú của học sinh quay lưng với thịt lợn không nhiễm bệnh. (ảnh minh họa: Truyền hình Thái Nguyên)
Chốt kiểm dịch. (ảnh: Bộ Công Thương)
 Chốt kiểm dịch. (ảnh: Bộ Công Thương)

Thông tin từ Tổng Cục Quản lý Thị trường (TCQLTT) cho biết, ngày 27/3/2019 lãnh đạo Bộ Công Thương đã có đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Tại buổi làm việc, Tổng Cục trưởng TCQLTT cảnh báo: Sán lợn có thể sống trong đông lạnh 6 tháng. Vì vậy cơ quan chức năng phải kiểm tra ở các trung tâm, siêu thị, chợ các sản phẩm đông lạnh, để đảm bảo dịch không lây lan. Quá trình kiểm tra dịch tại một số tỉnh cho thấy dịch tả lợn châu Phi chưa có dấu hiệu ngừng lại. 

Theo thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An: Tổng ngành chăn nuôi của Việt Nam chiếm khoảng 5% tổng GDP cả nước, lượng sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng cao. Nếu công tác kiểm dịch không tốt sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi. Bộ Công Thương đã có chỉ đạo tăng cường kiểm tra thịt lợn tươi và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Bộ, ngành, các cơ quan chức năng của địa phương chủ động nắm bắt cung - cầu tiêu dùng để kịp thời có giải pháp điều tiết phù hợp. (ảnh: Bộ Công Thương)
 Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị Bộ, ngành, các cơ quan chức năng của địa phương chủ động nắm bắt cung - cầu tiêu dùng để kịp thời có giải pháp điều tiết phù hợp. (ảnh: Bộ Công Thương)

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng công tác đền bù thiệt hại cho bà con nông dân phải được thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo người dân không giấu dịch khi vật nuôi bị nhiễm bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dập dịch nhanh chóng, hiệu quả.

Theo sở Công Thương Thái Nguyên, mặc dù dịch bệnh xuất hiện tại 3 hộ với số lượng tiêu hủy không lớn, nhưng đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ của người dân, khiến giá bán thịt lợn giảm sâu, ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi của bà con nông dân. Giá lợn trên thị trường tỉnh này hiện đã giảm từ 54.000 đồng/kg xuống còn 34.000- 32.000 đồng/kg.

Ông Trịnh Việt Hùng (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) khẳng định ngay sau khi xảy ra dịch bệnh, Cục QLTT Thái Nguyên đã chỉ đạo các Đội QLTT tham gia tất cả các chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh, huyện và các đội kiểm tra liên ngành. Các chốt kiểm dịch thực hiện chế độ trực luân phiên, đảm bảo thời gian trực 24/24 giờ.

Theo ông Nguyễn Đức Tiến (Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên), tính đến ngày 25/3, tại 39 chốt kiểm dịch trên toàn tỉnh đã thực hiện dừng kiểm tra, phun sát trùng trên 7.000 phương tiện các loại; kiểm tra gần 82.000 con động vật các loại. Dừng kiểm tra  61 lượt phương tiện chở động vật, phát hiện có vi phạm đã xử phạt hành chính 5 triệu đồng. Các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm qua chốt đều phải xuất trình  được giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.