Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch tả lợn châu Phi

GD&TĐ - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi vẫn tiếp tục lan rộng, sáng nay (26/3), tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Dịch bệnh đã xâm nhiễm vào trang trại có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt.
Dịch bệnh đã xâm nhiễm vào trang trại có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt.

Tính đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 21 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hàng chục ngàn con lợn mắc bệnh đã bị thiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi.

Tại cuộc họp công bố thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp và lây lan nhanh, việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch là điều cần thiết.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi trên toàn quốc; phối hợp với các bộ ban ngành đoàn thể nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấn phòng, chống dịch bệnh; tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra các bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh.

Trên cơ sở nhận định về diễn biến của dịch tả lợn châu Phi hiện nay, các đại biểu cho rằng, việc chống dịch sẽ diễn ra lâu dài cần xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi để các thành viên phối hợp chặt chẽ; đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về biện pháp trong chống dịch và chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học là biện pháp lâu dài và quyết định;

Đề xuất Chính phủ có dự thảo đề nghị để Ban Bí thư ban hành Chỉ thị từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị ngăn chặn và khống chế dịch bệnh.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thú y: Tính đến ngày 26/3, dịch tả lợn châu Phi đã đã xảy ra tại 447 xã, 84 huyện của 21 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu và Bắc Giang), với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 64.879 con.

Giai đoạn đầu, dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt.

Từ ngày 20/3, bệnh đã và đang có chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rất rộng; trong đó đã có hộ chăn nuôi lớn với tổng đàn 4.500 (gồm 500 nái và 4.000 lợn thịt) tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bị bệnh.

Như vậy, dịch bệnh đã xâm nhiễm vào trang trại có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.