Cô trò xúc động trước những kỷ vật đơn sơ về Bác Hồ

GD&TĐ - Dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, HS trên quê hương Bác được thầy cô đưa đến thăm Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên – như một cách giáo dục truyền thống sinh động, xúc cảm, ý nghĩa nhất.

Cô trò Trường THCS Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An về thăm quê nội Bác Hồ tại Làng Sen nhân dịp 19/5
Cô trò Trường THCS Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An về thăm quê nội Bác Hồ tại Làng Sen nhân dịp 19/5

Tháng 5, như một lời hẹn, lúa ngả vàng trên đồng, những ao sen dọc đường về quê Bác (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) cũng bừng nở. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người dịp sinh nhật Bác Hồ.

Tuy nhiên cụm di tích quê nội, quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền Chung Sơn, khu mộ bà Hoàng Thị Loan... vẫn mở cửa đón khách, các cháu học sinh về tham quan, báo công với Người, và đảm bảo thực hiện 5K phòng dịch.

Học sinh đeo khẩu trang, khai báo y tế và rửa tay sát khuẩn trước khi vào thăm Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An)
Học sinh đeo khẩu trang, khai báo y tế và rửa tay sát khuẩn trước khi vào thăm Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An)

Nhân dịp sinh nhật Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2021), cô Lưu Thị Thanh Nga (GV Trường THCS Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) dẫn học sinh đến thăm quê nội Bác ở làng Sen. Tại đây, cô trò cùng xem triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đi tìm hình của nước”, với hơn 200 hình ảnh tư liệu quý giá.

Cô trò Trường THCS Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) xem triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đi tìm hình của nước" nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021)
Cô trò Trường THCS Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) xem triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đi tìm hình của nước" nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021)

Đó là bến Nhà Rồng nơi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành từ bước lên con tàu rời đất mẹ ngày 5/6/1911 đi tìm đường cứu nước. Là khi Bác trở về nước và trực tiếp chỉ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, khởi nghĩa giành chính quyền.

Đặc biệt có hình ảnh về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của cả nước năm 1946 và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Cô Lưu Thị Thanh Nga (GV Trường THCS Kim Liên, Nam Đàn) giới thiệu, giải thích cho học sinh về những mốc son lịch sử qua hình ảnh tư liệu tại triển lãm
Cô Lưu Thị Thanh Nga (GV Trường THCS Kim Liên, Nam Đàn) giới thiệu, giải thích cho học sinh về những mốc son lịch sử qua hình ảnh tư liệu tại triển lãm
Học sinh xem hình ảnh về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của cả nước năm 1946 và Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Học sinh xem hình ảnh về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của cả nước năm 1946 và Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cùng với các mốc son lịch sử, còn có hình ảnh Bác Hồ về thăm quê và diện mạo của Nam Đàn, Nghệ An thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Sau khi xem triển lãm, cô trò cùng về lại không gian quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh, đi qua ao sen, giếng Cốc, và thăm gian nhà tranh bình dị, đơn sơ nơi Bác sinh ra, lớn lên thủa thiếu thời.

Quê nội Bác Hồ tại làng Sen với mái nhà tranh đơn sơ, mộc mạc
Quê nội Bác Hồ tại làng Sen với mái nhà tranh đơn sơ, mộc mạc

Cô Thanh Nga chia sẻ, là một người con sống và làm việc trên mảnh đất Kim Liên, bản thân cô rất tự hào và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại cuộc sống yên bình, tốt đẹp cho nhân dân.

"Dịp này, về lại mảnh vườn nhỏ quê Bác, lòng chúng tôi lại bồi hồi xúc động. Không chỉ là sinh nhật năm nay, mà các năm trước tôi và học sinh cũng về thắp hương tưởng nhớ, bày tỏ tình cảm, sự tri ân đến Người. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống cho học sinh, bằng những hiện vật sinh động, bằng người thật, việc thật, bằng nhân cách vĩ đại sinh ra từ quê hương Kim Liên, được cả nước và thế giới công nhận”, cô Thanh Nga tâm sự.

Các bạn học sinh lớp 7A - Trường THCS Kim Liên thăm và tìm hiểu về những kỷ vật trong nhà Bác
Các bạn học sinh lớp 7A - Trường THCS Kim Liên thăm và tìm hiểu về những kỷ vật trong nhà Bác
Tấm biển "Ân tứ ninh gia" được treo trang trọng tại gian chính thờ gia tiên Bác Hồ. Năm 1894, cụ Nguyễn Sinh Sắc dự thi hương năm Giáp Ngọ và đỗ cử nhân. Năm Thành Thái thứ 13 (1901) cụ đỗ Phó bảng kỳ thi Hội khoa Tân Sửu và được vua Thành Thái ban tặng biển “Ân tứ ninh gia” (nghĩa là Ơn ban cho gia đình tốt).
Tấm biển "Ân tứ ninh gia" được treo trang trọng tại gian chính thờ gia tiên Bác Hồ. Năm 1894, cụ Nguyễn Sinh Sắc dự thi hương năm Giáp Ngọ và đỗ cử nhân. Năm Thành Thái thứ 13 (1901) cụ đỗ Phó bảng kỳ thi Hội khoa Tân Sửu và được vua Thành Thái ban tặng biển “Ân tứ ninh gia” (nghĩa là Ơn ban cho gia đình tốt).
Chiếc bàn gỗ cùng bộ ấm chén bằng sứ. Đây là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc ngồi tiếp khách, bàn chuyện chính sự với những nhà nho yêu nước khác. Từ những câu chuyện nghe được từ bậc tiền bối, đã dần hun đúc tinh thần yêu nước, nung nấu ý chí ra đi tìm đường cứu nước của cậu bé Nguyễn Sinh Cung
Chiếc bàn gỗ cùng bộ ấm chén bằng sứ. Đây là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc ngồi tiếp khách, bàn chuyện chính sự với những nhà nho yêu nước khác. Từ những câu chuyện nghe được từ bậc tiền bối, đã dần hun đúc tinh thần yêu nước, nung nấu ý chí ra đi tìm đường cứu nước của cậu bé Nguyễn Sinh Cung
Các vật dụng trong nhà được lưu giữ, tái dựng lại theo đúng như bối cảnh thủa niên thiếu của Bác Hồ
Các vật dụng trong nhà được lưu giữ, tái dựng lại theo đúng như bối cảnh thủa niên thiếu của Bác Hồ
Các em tham quan giếng Cốc - nơi thuở còn thơ ấu, Bác thường ra lấy nước, câu cá và vui chơi cùng bè bạn trong làng
Các em tham quan giếng Cốc - nơi thuở còn thơ ấu, Bác thường ra lấy nước, câu cá và vui chơi cùng bè bạn trong làng
Quê Bác bình dị, đơn sơ và thân thương đối với mỗi người dân Việt Nam
Quê Bác bình dị, đơn sơ và thân thương đối với mỗi người dân Việt Nam

Em Hà Thị Thanh Liêm, học sinh lớp 7A Trường THCS Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An cũng bày tỏ: “Em rất tự hào và hãnh diện khi được là một học sinh được sinh ra, lớn lên, học tập tại ngôi trường trên quê hương Bác Hồ. Mỗi dịp tháng 5 về, đến thăm quê nội Bác Hồ tại làng Sen em đều rất xúc động. Ngôi nhà, những vật dụng của gia đình Bác rất đơn sơ, mộc mạc. Sau này, Bác cũng rất giản dị, gần gũi và thân thuộc với nhân dân, đồng bào.

Qua thăm khu di tích, em cũng được học về tấm gương đạo đức của Bác, và cố gắng nỗ lực hơn nữa để học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.