Nhưng vì không có ở nhà nên chị đã ủy quyền cho tôi đến nhận. Vậy tôi có thể lĩnh tiền trợ cấp thay cho chị gái tôi được không? - Nguyễn Kiều Trinh (ngkieutrinh**@gmail.com).
* Trả lời:
Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 quy định người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời; Hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18 và khoản 11 Điều 20 của Luật này;
Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Còn tại Điều 581 Bộ luật Dân sự quy định, Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Căn cứ các quy định nói trên, chị gái của bạn hoàn toàn có quyền lập Giấy uỷ quyền hoặc Hợp đồng uỷ quyền cho bạn để nhận số tiền chế độ mà bảo hiểm xã hội chi trả. Bạn có thể gặp và đối thoại trực tiếp với người thụ lý, giải quyết hồ sơ bên cơ quan Bảo hiểm xã hội để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết.