Có thể đánh giá học sinh qua sản phẩm NCKH thay bài kiểm tra

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hưng Yên cho biết sẽ thành lập các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong các trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên với cơ cấu tổ chức linh hoạt, chương trình và hình thức hoạt động đa dạng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

Có thể đánh giá học sinh qua sản phẩm NCKH thay bài kiểm tra

Các đơn vị có thể đánh giá học sinh thông qua các dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, ... thay cho các bài kiểm tra đảm bảo linh hoạt và phù hợp.

Sở GD&ĐT cũng sẽ tổ chức thí điểm xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh và thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong các nhà trường.

Mỗi phòng GD&ĐT chọn ít nhất 2 trường để thí điểm xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh; hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tự quản lý và cho mượn sách; chọn ít nhất 2 trường để thí điểm thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học.

Mỗi trường THPT thí điểm chọn ít nhất 2 lớp để xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh; thí điểm thành lập ít nhất 1 câu lạc bộ nghiên cứu khoa học.

Các trung tâm GDTX tổ chức thí điểm xây dựng tủ sách lớp học, tủ sách phụ huynh và thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học.

Sở GD&ĐT Hưng Yên cũng đã có hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới thư viện, phát triển văn hóa đọc; thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học; khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.

Giải pháp đề ra là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc và nghiên cứu khoa học; nêu gương những điển hình thành đạt nhờ đọc nhiều.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thư viện, thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác tổ chức các hoạt động và quản lí thư viện, thiết bị thí nghiệm.

Tổ chức bồi dưỡng, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, phương pháp đọc, phương pháp thu thập và xử lý thông tin cho học sinh và người dân.

Khuyến khích giáo viên các trường mầm non dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ; hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho con nghe thường xuyên tại gia đình.

Tăng cường sử dụng các nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa, nhất là thông tin từ thư viện đê nâng cao chât lượng giáo dục, khuyến khích học sinh đọc các tài liệu in và tài liệu kĩ thuật số, rèn luyện năng lực tự học, học tập suốt đời.

Tổ chức thảo luận, trao đổi với cha mẹ học sinh để có thể thống nhất áp dụng quy định về thời gian đọc sách (tại trường, thư viện, gia đình), thời gian cha mẹ đọc sách cùng con; lựa chọn, giới thiệu những cuốn sách thiết thực, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, phù họp với mục tiêu giáo dục.

Đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện, sử dụng thiết bị nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh tiếp cận thường xuyên với sách bằng nhiều hình thức như “thư viện xanh”, “thư viện điện tử”,...

Tổ chức các sự kiện, các hoạt động giao lưu, các cuộc thi, các buổi tọa đàm, ... nhằm khuyến khích học sinh, người dân đọc sách.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.