Có nên tách thành 2 Luật Khiếu nại và Tố cáo?

Có nên tách thành 2 Luật Khiếu nại và Tố cáo?

Thời hạn thụ lý không khả thi

Tại Hội trường, đại biểu Trần Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho rằng, thời hạn thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại theo Dự thảo Luật quy định thời hạn thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại lần 1 là 3 ngày kể từ ngày nộp đơn là quá ngắn và không khả thi, không đảm bảo thời hạn thụ lý là rất dễ xảy ra trong thực tế. Đại biểu đề nghị quy định thời hạn thụ lý là 5 ngày kể từ ngày nộp đơn.

Có nên tách thành 2 Luật Khiếu nại và Tố cáo? ảnh 1
Số lượng khiếu nại mỗi năm đều tăng, nội dung khiếu nại đa dạng, đặc biệt khiếu nại về đất đai.

Đại biểu cũng đề nghị quy định rõ việc thụ lý để ra quyết định thụ lý, trong đó gồm có các nội dung cụ thể: họ tên, địa chỉ người khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nội dung khiếu nại, cơ quan chủ trì thẩm tra, xác minh, thời hạn xác minh. Hiện nay, quy định hiện hành không quy định việc ra quyết định thụ lý nên việc thụ lý khiếu nại mỗi nơi một kiểu, do đó, cần có quy định cụ thể và thống nhất để áp dụng. Về định lượng ngày trong Dự thảo Luật, đại biểu đề nghị quy định rõ ngày làm việc hay ngày bình thường.

Đại biểu Trần Thị Phương Hoa cho rằng, Dự thảo quy định 10 ngày là không khả thi khi số lượng khiếu nại mỗi năm tăng thêm vài chục phần trăm, nội dung khiếu nại đa dạng, đặc biệt khiếu nại về đất đai việc thẩm tra xác minh mất nhiều thời gian. Trong khi Luật hiện hành quy định là 30 ngày, tối đa là 45 ngày nhưng năm 2010 có tới 53,3% số vụ việc khiếu nại giải quyết đúng hạn còn lại chậm so với quy định, nếu áp dụng theo Dự thảo thì việc giải quyết khiếu nại sẽ ùn ứ tăng gấp nhiều lần. Luật không khả thi thì những cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ thành những người vi phạm pháp luật đầu tiên. Vì thế, đại biểu Trần Thị Phương Hoa đề nghị giữ nguyên thời hạn như quy định của Luật khiếu nại tố cáo hiện hành.

Về trình tự, thủ tục khiếu nại, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, quy định như vậy là phù hợp với chủ trương bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và khởi kiện trước tòa án như Nghị quyết số 48 -NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị; đồng thời, cũng phù hợp với yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong bất cứ giai đoạn nào.

Đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Thanh Hóa) đồng tình với ý kiến trên, cho rằng đây là nội dung hết sức cơ bản của Luật nên Chính phủ cần có tổng kết đánh giá về Luật Khiếu nại hiện hành, để có đánh giá việc giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan thẩm quyền có bao nhiêu đơn khiếu nại được giải quyết và trả lời đúng thẩm quyền. Thứ nữa, cơ quan cấp trên giải quyết khiếu nại lần 2 thì có bao nhiêu đơn giải quyết đúng pháp luật…

Có nên tách thành 2 Luật Khiếu nại và Tố cáo?

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng), Vũ Quang Hải (đoàn Hưng Yên) đồng tình với  kiến của Ủy ban pháp luật cho rằng, về khiếu nại đông người, nhìn chung các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn phải giải quyết dưới các hình thức khác nhau như tiến hành thanh tra, xác minh, sau đó ra văn bản trả lời,... Tuy nhiên, do chưa có quy định của pháp luật về xử lý khiếu nại đông người nên khi có vụ việc xảy ra đã gây không ít khó khăn, lúng túng trong quá trình xem xét, giải quyết.

Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa) đồng tình với việc tách Luật Khiếu nại tố cáo thành thành 2 luật riêng Khiếu nại và Tố cáo vì theo đại biểu hiện nay đơn thư khiếu nại vẫn có xu hướng gia tăng và kết quả giải quyết nhiều vụ việc không có hồi kết. Theo đại biểu, các cơ quan giải quyết khiếu nại nhưng chưa thỏa đáng hoặc không giải quyết một cách kiên quyết. Theo quy định thủ trưởng cơ quan phải bố trí 1 ngày đề tiếp công dân nhưng thực tế họ không bố trí được thời gian với nhiều lý do và kết quả giải quyết tiếp công dân không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà chủ yếu ra thông báo trả lời công dân. Bên cạnh đó, cán bộ giải quyết khiếu nại nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương không nắm chắc pháp luật hoặc cùng 1 sự việc nhưng nhiều cơ quan, nhiều người trả lời khác nhau. Công dân không rõ cơ quan nào có chức năng giải quyết đơn thư khiếu nại. Đại biểu kiến nghị khiếu nại đông người cần có quy định về nguyên tắc và giao Chính phủ quy định trình tự thủ giải quyết để đảm bảo quyền khiếu nại của công dân.

Về việc tổ chức tiếp công dân, nhất trí với nội dung tiếp công dân vào Dự thảo Luật. Tuy nhiên đại biểu Trần Thị Phương Hoa đề nghị Ban soạn thảo lưu ý bổ sung thêm quy định cụ thể và chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của lãnh đạo tiếp công dân, cán bộ chuyên trách tiếp công dân, trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện ý kiến kết luận của lãnh đạo sau khi tiếp công dân, việc kiểm tra đôn đốc các cơ quan thực hiện kết luận của lãnh đạo.

Đối với trường hợp khiếu nại của công dân đã được giải quyết theo đúng quy định của Luật Khiếu nại nhưng công dân không đồng ý thì cơ quan nhận đơn phải giải thích, hướng dẫn công dân khởi kiện ra tòa. Trường hợp đã có bản án thì giải thích vận động công dân thi hành bản án chứ không nên nhận đơn rồi để đấy để công dân hy vọng tiếp tục đi lại tốn kém thời gian, tiền bạc. Nếu đã giải thích mà công dân vẫn tiếp tục thì cơ quan giải quyết có quyền từ chối tiếp công dân.

Trần Nhật

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian