Có nên “hạ” hết cổ thụ trong sân trường?

Có nên “hạ” hết cổ thụ trong sân trường?

Biết cách chăm sóc, vẫn giữ được cây

Sau vụ cây phượng bất ngờ gãy đổ tại Trường THCS Bạch Đằng (Quận 3, TPHCM), đại diện Sở Xây dựng TP đến khảo sát hiện trường và đề xuất trường nên đốn bỏ cây phượng cao tuổi còn lại trong khuôn viên. Bởi loài cây này thân trên 30 cm có hệ rễ rất rộng, không thích hợp với khu vực trồng cây nhỏ hẹp như đô thị. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đánh giá độ an toàn của các cây xanh có tuổi thọ lớn khác trong thành phố. Có nên chặt bỏ hết cây to trong sân trường?

GS.TS Ngô Quang Đê, nguyên giảng viên Trường ĐH Lâm nghiệp cho hay, 3 nguyên nhân khiến cây gãy đổ. Thứ nhất, tuy nhìn cây còn tươi nhưng thân đã mục ruỗng, rễ cũng có dấu hiệu mục. Thứ hai, ngày trước đó trời mưa lớn khiến đất quanh gốc cây bị mềm. Thứ ba, tán cây lớn khiến cây dễ gãy đổ. Việc cây tự gãy đổ là hiện tượng xảy ra hàng năm do đầu mùa mưa, đất mềm khiến độ bám của rễ cây không tốt. Để phòng ngừa tai nạn do cây gãy đổ trong mùa mưa bão, việc thay thế những cây đã quá già cỗi là cần thiết, song không phải là chặt bỏ hết cây cổ thụ mà cần có cách làm khoa học. Không khó để đánh giá tình trạng của cây, bằng cách công nghệ hiện có, việc này rất đơn giản như siêu âm, quan sát đánh giá tình trạng sâu bệnh…

Hiện nay, ở nhiều tuyến đường Hà Nội, trồng cây với kích thước lớn (cây giống được trồng đường kính 20 - 25 cm, thậm chí có chỗ 30 cm, cây cao 5 - 7 m), những cây này sau khi trồng có thể sống nhưng hệ rễ sẽ kém, rất dễ đổ nếu không được chống đỡ tốt. Ngoài ra, một số nơi cây trồng mới chỉ sau 5 - 6 tháng thấy cây ra cành lá tươi tốt, dày đặc, đơn vị thi công đã bỏ chống thì chỉ qua một trận bão sẽ đổ la liệt. Một số cây ở nơi khác mới trồng được khoảng 4 - 5 năm, tán 3 - 5 m, tán rất dày đặc, cũng không được chống đỡ cẩn. Tất cả những cây này bộ rễ mới chỉ có rễ tơ, nên gặp mưa và gió cũng rất dễ đổ.

PGS.TS Trần Hợp, nguyên giảng viên Khoa Sinh học, ĐHKHTN (ĐHQG TPHCM) chỉ ra rằng, cây cối có giá trị rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan sinh thái. Cây cổ thụ còn có nhiều ý nghĩa về khoa học, đem lại không gian tươi mát, cảm hứng sáng tạo trong nhà trường. Không nên nghĩ đến việc chặt hết cây cổ thụ trong nhà trường để an toàn mà cần chú ý đến khâu chăm sóc cây nhiều hơn. 

Các công ty cây xanh nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sâu bệnh của cây để có biện pháp xử lý sâu bệnh. Ngoài ra, phải chú ý đến tuổi của cây. Khi cây đã có tuổi (khoảng 20 - 30 năm) thì nhiều khả năng thân cây rỗng và rễ nông. Cây càng nhiều tuổi thì nguy cơ càng cao. Do đó cần kiểm tra thường xuyên, siêu âm rễ, thân để biết tình trạng cây, từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Mỗi khi xây dựng, cải tạo lại sân, công trình có cây to, cần đặc biệt lưu ý không chặt bỏ rễ cây, tránh nguy cơ gãy đổ.

Lưu trữ hồ sơ cây hàng năm

Theo các chuyên gia, chọn cây trồng trong đô thị, với phố nhỏ nên trồng bằng lăng, sưa trắng... là những cây rụng lá về mùa đông, khi rụng lá thì làm con phố sáng sủa. Cây không lớn, ra hoa đẹp, mùa xuân cho lá rất đẹp đến tận tháng 2. Con phố trung bình nên trồng cây sấu, muồng vàng yến, lát chẹo... Tuyến phố rộng hơn 3m trồng các loại cây sưa, sữa, ngọc lan, hoàng lan, long não, muồng, sao đen, trò chỉ, dầu nước, cây trẹo, cây sếu, cây nhội... Cây này thân thẳng, sống lâu năm, đường kính lớn. 

GS.TS Ngô Quang Đê, nguyên giảng viên Trường ĐH Lâm Nghiệp cho biết, hiện nay Hà Nội và TPHCM đã quản lý cây theo hệ thống GIS, biết số lượng cây cụ thể. Trên cơ sở đó, phải rà soát xem cây nào to, lớn, nguy hiểm cao để có biện pháp xử lý chứ không thể chờ đến khi cây đổ mới rà soát. Do quá trình xử lý những công trình ngầm, điện hay cấp thoát nước, nhiều khi người ta chặt rễ đi. Việc này không làm cho cây chết nhưng đến lúc nào đó, rễ cây không bám chắc vào nữa dẫn đến gãy đổ. Khi nhìn thấy cây to thì người ta cắt cành đi, còn mức độ nguy hiểm, kết cấu của cây, rễ cây như thế nào thì khả năng các công ty quản lý cũng không có nhiều thông tin.

Ông Nguyễn Nguyên Cương, Giám đốc Trung tâm Giáo dục & Truyền thông Môi trường cho biết, năm 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông và các tác giả đã thực hiện cuốn Allat cổ thụ Hà Nội trong đó thống kê ghi rõ có bao nhiêu cây cổ thụ, đánh số từng cây, tình trạng như thế nào. Nó như bản đồ về cây xanh của Hà Nội với tình trạng sức khỏe của từng cây. Theo đó, chỉ cần nhìn vào bản đồ, người xem có thể biết được cây bồ đề 300 tuổi đang ở đâu, cây sao đen đang được phân bố ở địa bàn nào. Ngoài một bản đồ chung, mỗi một quận, huyện, sẽ có một bản đồ cây cổ thụ riêng.

Đặc biệt, kèm với bản đồ là những bức ảnh màu minh họa và bản thuyết minh về cây như tên cây, độ tuổi, độ cao, hoa nở mùa nào… Người đọc sẽ được tìm hiểu về những giá trị văn hóa, lịch sử tâm linh của mỗi một cây, những mốc thời gian quan trọng mà cây đã trải qua trong suốt sự tồn tại và phát triển. Thậm chí, các nhà khoa học còn kể lại những “nỗi buồn” của một số những cây cổ thụ đang bị “ngược đãi” bởi thời gian và con người. Thông tin về những cây cổ thụ bị đóng đinh, căng dây để treo biển quảng cáo, làm trụ dẫn dân cáp điện thoại hoặc bị đốn lấy gỗ… đều thể hiện.

Nhưng đáng tiếc, đến nay, vì không theo dõi hàng năm để bổ sung nên giá trị lúc đầu không còn nữa. Việc hồ sơ lưu trữ các cây xanh đến thời điểm già cỗi chưa bảo đảm. Trong khi đó, bản thân cây xanh cũng có tuổi đời của nó và càng về già khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên giảm đi rất nhiều. Bởi vậy nhiều đô thị trên thế giới đã thực hiện lưu trữ các hồ sơ, dữ liệu về cây xanh từ lúc trồng cho đến hàng năm được cắt tỉa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.