Cỏ Mềm - Khắc phục khó khăn, giúp người dân làm giàu bền vững

GD&TĐ - Cỏ Mềm không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển giống sâm Lai Châu quý hiếm, mà còn tạo động lực lớn cho người dân Sìn Hồ vươn lên thoát nghèo.

Những điều kiện khó khăn của Sìn Hồ

Cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 60km về phía Tây, Sìn Hồ là huyện có địa hình đồi núi hiểm trở bậc nhất của tỉnh Lai Châu với độ cao 1.700m so với mực nước biển.

Điều kiện tự nhiên của Sìn Hồ khá khắc nghiệt, quanh năm sương mù bao phủ, mùa Đông lạnh giá, sương muối, rất khó để người dân thâm canh lúa nước hay hoa màu và chăn nuôi như vùng đồng bằng châu thổ, nên đời sống người dân vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Địa hình núi cao hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt của xã Sà Dề Phìn
Địa hình núi cao hiểm trở và khí hậu khắc nghiệt của xã Sà Dề Phìn

Sìn Hồ, cũng là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Tính riêng xã Sà Dề Phìn, hiện tại có 4 bản với tổng dân số khoảng 2.000 người, đồng bào dân tộc Mông, Dao đã chiếm khoảng 98% dân số.

Sự cách biệt về địa lý cũng như điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa cao, khiến đồng bào dân tộc nơi đây vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức trong việc nâng cao mức sống - mức thu nhập nói chung và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần nói riêng.

Chia sẻ về những khó khăn ấy, anh Mùa A Đông (xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) cho biết, trước đây, gia đình anh cũng như nhiều bà con trong bản, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông như trồng ngô, đi rừng, chăn nuôi gia cầm và lợn, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên đời sống còn nhiều bấp bênh. Tổng thu nhập của gia đình anh cũng như nhiều bà con trong bản trước đây chỉ rơi vào khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng, khiến nhu cầu về cả đời sống vật chất và tinh thần đều ở mức rất thấp.

Biến khó khăn thành cơ hội giúp người dân làm giàu bền vững

Những điều kiện tự nhiên của Sìn Hồ gây khó khăn trong việc thâm canh cây lương thực, hoa màu. Nhưng bù lại, lại rất phù hợp với quá trình sinh trưởng của các loài cây dược liệu, trong đó có sâm Lai Châu - loại dược liệu quý được mệnh danh là “quốc bảo Việt Nam”.

Nắm bắt được điều đó, hưởng ứng lời kêu gọi bảo tồn và phát triển sâm của tỉnh Lai Châu, Cỏ Mềm đã xây dựng thành công vùng trồng ứng dụng công nghệ hiện đại triển khai với diện tích lớn tại xã Sà Dề Phìn, Sìn Hồ, tạo động lực phát triển cho người dân địa phương.

Hiện tại, công ty vận hành vùng trồng của Cỏ Mềm có quy mô nhân sự gần 60 người, trong đó lao động địa phương chiếm tới gần 80%.

Bên trong nhà màng trồng sâm của Cỏ Mềm.
Bên trong nhà màng trồng sâm của Cỏ Mềm.

Không chỉ tạo ra việc làm cho người dân địa phương, Cỏ Mềm còn hướng đến việc trao cho họ sinh kế lâu dài, bền vững từ cây sâm.

Chủ tịch HĐQT của Cỏ Mềm, ông Nguyễn Quang Thái cho biết, từ cuối năm 2023, công ty này sẽ bắt đầu triển khai chuyển giao công nghệ và giống để người dân tự làm chủ quy trình nhân giống, làm chủ hoàn toàn diện tích trồng sâm Lai Châu của mình, Cỏ Mềm sẽ bao tiêu sản phẩm.

"Không chỉ góp phần bảo tồn và nhân giống sâm Lai Châu, mục tiêu của chúng tôi trong tương lai còn là đưa cây sâm Lai Châu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thay đổi đời sống và thu nhập cho đồng bào nơi đây”, ông Thái chia sẻ.

Lao động địa phương làm việc trong nhà màng trồng sâm của Cỏ Mềm.
Lao động địa phương làm việc trong nhà màng trồng sâm của Cỏ Mềm.

Để thực hiện và duy trì sinh kế, công ăn việc làm cho người dân, trước hết, doanh nghiệp này cũng cần đảm bảo sự bền vững trong chính tổ chức của mình.

Cỏ Mềm hiện đang sở hữu mô hình tuần hoàn kinh tế bền vững, gồm 4 nhà: Nhà nông, nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và nhà phân phối.

Cụ thể hóa trong mô hình này của Cỏ Mềm sẽ là: vùng trồng dược liệu sâm Lai Châu - trung tâm R&D với các chuyên gia bào chế có chuyên môn cao - nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn CGMP thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm - chuỗi cửa hàng độc quyền thương hiệu trải dài khắp cả nước.

Điều này, không chỉ giúp đảm bảo bao tiêu đầu ra cho bà con địa phương, mà còn góp phần lan tỏa những sản phẩm chất lượng, quý hiếm từ sâm Lai Châu đến gần hơn với người tiêu dùng trên cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại vườn sâm của Cỏ Mềm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại vườn sâm của Cỏ Mềm.

Ngày 18/11 vừa qua, trong chuyến công tác tại xã Sà Dề Phìn, Sìn Hồ, Lai Châu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian ghé thăm vùng trồng sâm và làm việc với Founder cùng Chủ tịch HĐQT của Cỏ Mềm.

Tại đây, mô hình kinh tế khép kín đối với cây sâm mà doanh nghiệp này đã tiên phong đầu tư và áp dụng được Thủ tướng đánh giá cao, đề nghị tiếp tục nhân rộng ở quy mô lớn.

Đây không chỉ là động lực để Cỏ Mềm tiếp tục đầu tư khoa học công nghệ, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nỗ lực hơn nữa trong hành trình “mang sâm Việt đến gần người Việt”, góp phần nâng cao, cải thiện đời sống người dân.

Bộ sản phẩm chăm sóc da ứng dụng chiết xuất sâm Lai Châu của Cỏ Mềm.
Bộ sản phẩm chăm sóc da ứng dụng chiết xuất sâm Lai Châu của Cỏ Mềm.

Với vùng trồng sâm Lai Châu này, Cỏ Mềm đã giới thiệu thành công dòng sản phẩm chăm sóc da ngừa lão hóa mang tên Sâm 1700, gồm 6 sản phẩm: Nước tẩy trang - sữa rửa mặt - toner - serum - kem dưỡng ẩm - kem dưỡng mắt.

Tất cả đều ứng dụng chiết xuất sâm Lai Châu, được nghiên cứu bởi đội ngũ các dược sĩ có chuyên môn, sản xuất trong mô hình khép kín đảm bảo chất lượng.

Bộ sản phẩm từng được Cỏ Mềm trao tặng cho các đại sứ, đại biểu trong Diễn đàn giao lưu văn hóa kinh tế Việt Nam - Ấn Độ và được đông đảo người tiêu dùng yêu thích, lựa chọn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.