Cơ hội việc làm thu hẹp với lao động trung niên

GD&TĐ - Các doanh nghiệp ở Hà Nội tuyển dụng nhiều lao động trẻ ở độ tuổi từ 18 - 35 cho các vị trí việc làm.

Trung tâm Dịch vụ việc làm cung cấp thông tin tuyển dụng dành cho người lao động độ tuổi trung niên. Ảnh: Trần Oanh
Trung tâm Dịch vụ việc làm cung cấp thông tin tuyển dụng dành cho người lao động độ tuổi trung niên. Ảnh: Trần Oanh

Nhưng ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên, vị trí tuyển dụng thường là quản lý, trưởng - phó phòng và yêu cầu có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.

“Tiến thoái lưỡng nan” trong tìm việc

Hầu hết các thông tin tuyển dụng hiện nay của các doanh nghiệp đều chú trọng trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm và yêu cầu về độ tuổi nhất định. Trong đó, độ tuổi trở thành rào càn của nhiều ứng viên, đặc biệt là những người ở lứa tuổi trung niên.

Cảm thấy khó có cơ hội thăng tiến ở công ty cũ, chị Nguyễn Thị Thu Hương (38 tuổi, quê Thái Bình) quyết định nghỉ việc. Thế nhưng, chị Hương nhận ra đây là một quyết định vội vàng. Dẫu có nhiều kinh nghiệm trong ngành marketing song chị Hương bất ngờ và bối rối khi bị nhiều nhà tuyển dụng đánh trượt hồ sơ bởi lý do tuổi tác.

Ngay cả ở thị trường lao động phổ thông cũng có những yêu cầu khắt khe về độ tuổi. Hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, anh Nguyễn Văn Dung (Trưởng Bưu cục tại Trung Hòa, Cầu Giấy của Viettel Post Hà Nội) thông tin, đơn vị đang có nhu cầu tuyển dụng 150 nhân viên bưu tá. Yêu cầu đối với cả lao động nam và nữ cần có sức khỏe tốt, sơ yếu lý lịch rõ ràng, ưu tiên độ tuổi dưới 45.

Nhiều người nhận định rằng, độ tuổi ngoài 40 các lao động có nguy cơ bị doanh nghiệp từ chối tuyển dụng nhiều hơn. Anh Phạm Ngọc Hồ (47 tuổi, quê Hải Phòng) cho biết, anh chạy xe ôm công nghệ đã được 3 năm. Trước khi lên Hà Nội, anh có thời gian làm công nhân trong một xí nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em. Thời điểm năm 2023, các hãng xe công nghệ đồng loạt tăng chiết khấu cùng nhiều lý do khách quan nên thu nhập của anh bị sụt giảm nghiêm trọng. Anh Hồ nhen nhóm ý định quay về công việc cũ nhưng vẫn chưa trúng tuyển do không đáp ứng được yêu cầu.

Ảnh minh họa ITN.

Ảnh minh họa ITN.

Chủ động nâng cao nghiệp vụ, tay nghề

Nhận thức được những điểm yếu về tuổi tác, chị Nguyễn Thị Thu Hương đã chủ động đăng ký lớp học thiết kế đồ họa những mong tìm được công việc với mức lương mong muốn.

Nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp để xử lý “áp lực tuổi tác” là người lao động trung tuổi cần chủ động cập nhật những kiến thức mới cũng như nâng cao chất lượng tay nghề.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, phụ trách khâu tuyển dụng một trung tâm giúp việc gia đình tại Hà Nội chia sẻ, các hộ gia đình thường có xu hướng “chọn mặt gửi vàng” đối với người giúp việc ở lứa tuổi trung niên. Đặc biệt là đối với những hộ cần người chăm sóc trẻ em và người cao tuổi.

“Các gia đình thường thích người giúp việc trung tuổi hơn vì họ có kỹ năng nấu nướng và phụ giúp các công việc gia đình thành thạo hơn so với người trẻ. Đặc biệt, họ không kén chọn công việc, không ngại những việc có phần vất vả như: Vệ sinh, tắm giặt, chăm sóc người già yếu hoặc trẻ nhỏ. Thường lao động lớn tuổi thì con cái cũng đã lớn nên ít vướng bận. Bản thân họ cũng không muốn thay đổi, thấy chủ nhà tốt và công việc phù hợp là gắn bó rất lâu. Thực tế, 10 gia đình đặt vấn đề tìm giúp việc thì có đến 7 người mong muốn tìm người trong khoảng 40 - 50 tuổi”, chị Thanh Tâm cho biết.

Cuộc sống đô thị đang có nhiều thay đổi, cấu trúc công việc phong phú hơn. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là phải làm sao cho cung - cầu gặp nhau và nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động lứa tuổi trung niên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nhìn nhận và khai thác các điểm mạnh, giá trị của người lao động lớn tuổi để tối ưu năng suất, tránh lãng phí nhân lực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...