Cô giáo vùng cao người Khơ Mú và lời hứa trước cử tri

GD&TĐ - Lần đầu tiên ứng cử đại biểu HĐND, cô giáo Lò Thị Viên mong muốn trở thành “cầu nối” thông tin giữa nhà giáo, học sinh với các cấp có thẩm quyền. Tất cả xuất phát từ những trăn trở trong thực tiễn cuộc sống...

Cô giáo Lò Thị Viên (áo hồng) hướng dẫn học sinh trong giờ trải nghiệm
Cô giáo Lò Thị Viên (áo hồng) hướng dẫn học sinh trong giờ trải nghiệm

Sẽ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhà giáo…

Trong cuộc bầu cử Đại biểu HĐND tỉnh Điện Biên khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, cô giáo Lò Thị Viên (dân tộc Khơ Mú), giáo viên trường THPT Mường Chà (huyện Mường Chà) lần đầu tham gia ứng cử. Mong muốn khi được cử tri tín nhiệm, cô sẽ dành nhiều tâm sức để nghiêm cứu về các chính sách với nhà giáo. Đồng thời còn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri liên quan đến chính sách giáo dục để gửi gắm đến Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Những mong muốn đó xuất phát từ thực tiễn nhiều năm công tác mà cô nhận thấy.

“Tôi sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri là giáo viên, là phụ huynh học sinh. Những vấn đề bất cập trong chính sách tiền lương, khen thưởng với giáo viên, chính sách dành cho con em vùng cao để truyền tải nhằm tháo gỡ”, cô giáo Lò Thị Viên chia sẻ.

Cô Lò Thị Viên gặp gỡ, chuyện trò với học sinh vùng cao
Cô Lò Thị Viên gặp gỡ, chuyện trò với học sinh vùng cao

Công tác nhiều năm trong ngành giáo dục, cô Viên nhận thấy không ít phụ huynh chưa dành nhiều thời gian để quan tâm đến việc học của con em mình, nhất là khi có con theo học ở cấp THPT. Ở giai đoạn này, hầu hết các em phải rời các bản vùng cao, lên thị trấn thuê trọ để học. Cuộc sống xa nhà, các em gặp nhiều cám dỗ, dễ không làm chủ được bản thân. Không ít học sinh chểnh mảng học hành, kết quả học tập sa sút, chán nản rồi nghỉ học giữa chừng. Có những em chưa có định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Nạn tảo hôn vẫn cứ diễn ra.

Vì thế mà không ít học sinh cứ vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, lạc hậu. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện các vấn đề kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, an ninh trật tự tại địa phương.

Bởi thế mà cô luôn mong muốn khi được cử tri tin tưởng, bầu vào “cơ quan quyền lực” ở địa phương, cô sẽ có nhiều cơ hội để cập nhật, tiếp thu những chủ trương, chính sách mới, mang về phổ biến ở vùng cao. Cô tin tưởng sẽ giúp đồng bào thay đổi nhận thức để có hướng đi đúng đắn.

Cô Lò Thị Viên trong buổi tuyên truyền "sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên"
Cô Lò Thị Viên trong buổi tuyên truyền "sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên"

Quan tâm đến giáo dục 

“Ứng cử đại biểu HĐND với tư cách là đại biểu nữ dân tộc thiểu số không chỉ là vinh dự của cơ quan mà còn là vinh dự của cá nhân tôi. Vinh dự bao nhiêu thì trách nhiệm nặng nề bấy nhiêu. Tôi cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình. Chỉ có vậy mới có thể phần nào đáp lại mong mỏi của cử tri. Khi cử tri lựa chọn, nghĩa là mọi người đã gửi gắm và tin tưởng ở tôi”, cô Viên chia sẻ.

Cô Viên hứa sẽ làm tốt vai trò là “cầu nối” giữa cử tri với các cơ quan nhà nước để giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong thực tiễn cuộc sống.

“Tôi sẽ lắng nghe, tổng hợp các ý kiến phản ánh, kiến nghị của cử tri và nhân dân để đề xuất đối với các cấp chính quyền trước những yêu cầu chính đáng. Việc làm này sẽ được thông qua tại các hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát và chất vấn tại các kỳ họp của HĐND”, cô Viên nói.

Trong dự định của mình, cô Viên xác định sẽ không ngừng tu dưỡng đạo đức bản thân. Cô sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động học sinh nỗ lực học tập, nhất là các em nữ ở vùng sâu, vùng xa. Mong muốn đó là để nâng cao tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT. Vận động học sinh đến lớp, duy trì và nâng cao tỉ lệ chuyên cần đối với bậc THPT.

Cô giáo Lò Thị Viên mong muốn sẽ dành nhiều sự quan tâm đến chính sách cho nhà giáo và học sinh vùng cao
Cô giáo Lò Thị Viên mong muốn sẽ dành nhiều sự quan tâm đến chính sách cho nhà giáo và học sinh vùng cao

Cùng với những kiến thức học được trong Đại học, kinh nghiệm công tác, cô nghiên cứu thêm để hoàn thiện bản thân. Từ đó sẽ tư vấn và định hướng nghề nghiệp phù hợp cho học sinh. Đảm bảo khi ra trường, các em biết lựa chọn ngành nghề phù hợp.

“Tôi sẽ phối hợp với các ban, ngành của địa phương giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách của học sinh, như: Chế độ hộ nghèo, miễn giảm học phí, chế độ bán trú… Làm sao các chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, nguồn kinh phí được thực hiện hiệu quả”, cô Viên bộc bạch.

Bản thân là ứng cử viên nữ nên cô Viện xác định sẽ đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ nói chung và nữ nhà giáo nói riêng. Cô khẳng định sẽ quan tâm đến vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới. Trong khả năng và trách nhiệm của mình, cô hứa sẽ có nhiều ý kiến lên các diễn đàn của HĐND, đứng ra góp tiếng nói bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho chị em phụ nữ và nữ sinh vùng cao.  

“Để làm được những điều trên, bản thân tôi sẽ cố gắng học tập trau dồi kiến thức, kĩ năng. Phấn đấu sẽ tự nâng cao năng lực chuyên môn, phát huy tốt khả năng, sở trường, kinh nghiệm công tác của mình để làm thật tốt vai trò của người đại biểu, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”, cô Viên chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.