Cô giáo băng đồi, lội suối vào bản ‘đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà’ gọi học trò tới lớp

GD&TĐ - Mỗi năm học mới, các cô giáo ở xã Phúc Sơn lại không quản mưa nắng băng rừng, lội suối để vào bản vận động học trò đi học.

Các cô giáo đến nhà người dân vận động, tuyên truyền để các em học sinh được đến lớp và biết con chữ.
Các cô giáo đến nhà người dân vận động, tuyên truyền để các em học sinh được đến lớp và biết con chữ.

Phúc Sơn là xã khó khăn nhất của thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Trường Mầm non Phúc Sơn có 3 điểm trường, 1 trung tâm và 2 điểm trường lẻ (2 điểm trường đặc biệt khó khăn).

Mỗi mùa tuyển sinh, các cô giáo phụ trách thôn bản không quản mưa nắng “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để đưa học trò của mình đến lớp.

Điểm trường Muông Hán xã Phúc Sơn - TX Nghĩa Lộ 2 phòng học bán KC.jpg
Điểm trường Muông Hán- Trường Mầm non Phúc Sơn có 2 phòng học bán kiên cố.
Điểm trường Điệp Quang xã phúc sơn - TX Nghĩa Lộ 01 phòng học bán KC.jpg
Điểm trường Điệp Quang - Trường Mầm non Phúc Sơn chỉ có 1 phòng học bán kiên cố.

Cô giáo Nguyễn Thị Thiện – GV Trường Mầm non Phúc Sơn, người công tác 14 năm tại vùng khó khăn này chia sẻ: “Công tác tuyển sinh ở đây vất vả hơn rất nhiều so với các nơi khác, phụ huynh của các em hầu hết đi làm ăn ở xa. Các con gửi cho ông bà. Nhưng ông bà của các con hầu hết không biết chữ, không biết phương tiện nên các cô gặp rất nhiều trở ngại”.

6b42e483-905f-402a-99a8-6e8beaf56f87.jpg
Các cô giáo tiếp cận và vận động các phụ huynh mọi lúc, mọi nơi để học trò được đi học.

“Chúng tôi phải đến từng nhà, từng hộ có con trong độ tuổi làm hồ sơ, giấy tờ nộp học. Người dân ở đây sinh sống ở xa, thưa thớt không tập trung, đường đi rất khó. Nhiều nhà không thể đi xe máy vào mà phải đi bộ. Đường mòn gồ ghề 3, 4 km đường đồi núi. Nhiều hộ dân ở ven suối nên chúng tôi phải lội qua suối mới đến được nhà. Đến nhà rồi có khi đến lần 3 mới gặp được phụ huynh”, cô Nguyễn Thị Thiện cho biết.

“Hàng năm, mỗi 1 lần như vậy rất vất vả, nhưng với mong muốn tất cả các con em vùng cao đều biết chữ nên các cô ở đây rất cố gắng, vất vả nhưng hạnh phúc!”, cô Thiện chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Hưng – Hiệu trưởng Trường Mầm non Phúc Sơn thông tin: Thực hiện kế hoạch tuyển sinh, chúng tôi khống chế trong vòng 3 ngày để tuyển sinh. Sắp hết 3 ngày các em học sinh chưa ra lớp vì bố mẹ các cháu đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà là các cô giáo phụ trách thôn bản sẽ lại lên đường.

“Mặc dù nhà trường và các cô giáo đã phải tuyên truyền cho các em ra năm học mới bằng nhiều hình thức như đã thông báo trên loa, các hình thức thông báo tại xã và các thôn nhưng có nhiều phụ huynh không biết chữ thậm chí không quan tâm nên không tiếp cận được. Có nhiều phụ huynh sau khai giảng mới đưa con đến lớp…”, cô Nguyễn Thị Hưng nói.

62496434-d47b-45e1-b8f0-024afdbdb680.jpg
Không quản mưa hay nắng, các cô giáo phụ trách thôn bản miệt mài đi vận động từng nhà đưa trẻ đến trường.

Ở xã Phúc Sơn, mỗi 1 độ tuổi dao động từ 100 -120 cháu. Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên năm nay tuyển sinh các em ở 2 độ tuổi 3,4 tuổi (2022 – 2023) thấp hơn 30 - 40 em so với những năm trước.

2 Điểm trường mầm non đặc biệt khó khăn của xã Phúc Sơn là Muông Hán và Điểm Điệp Quang. 2 điểm trường này đang được hưởng chế độ của nhà nước, học sinh được hỗ trợ ăn trưa, các con từ 1-2 tuổi không phải nộp học phí.

Cho đến thời điểm này, nhờ sự nỗ lực vào bản vận động, tuyên truyền nhà trường đã đạt chỉ tiêu tuyển sinh.

88404579-011f-447d-93be-c522a0519f90.jpg
Hành trình đưa các con đến lớp gian nan nhưng mang lại cho các cô niềm vui lớn.

Cô Nguyễn Thị Hưng chia sẻ: “Ở điểm trường Điệp Quang đã huy động được 40 trẻ ra lớp. Số lượng đang quá tải vì chỉ có 1 lớp nên phải ghép các độ tuổi 3, 4,5 vào chung 1 lớp”.

Các điểm trường này đang rất khó khăn về cơ sở vật chất. Chỉ có 1 phòng học, không có phòng ngủ vừa là chỗ học, ăn, ngủ tại chỗ luôn của các con. Ở đây các con không có chỗ vui chơi vì quá chật hẹp.

Cô Hưng cho biết: Lớp học được xây dựng bán kiên cố từ năm 2013, diện tích 40m2. Lớp học cũng được tổ chức hảo tâm tài trợ xây dựng.

89d3ae11-f32f-4739-a1df-2f0ac0d90a9e.jpg
Những bước chân không mỏi mệt của các cô dẫn lối học trò đến lớp.

“Điểm trường Điệp Quang giáp với huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái. Đường dốc có những chỗ dải sỏi, nhưng mùa mưa sẽ khó đi. Nước xối từ cổng trường xuống rất khó khăn cho việc đi đi lại của các con. Hiện tại đang có 1 điểm trường tiểu học có 3, 4 phòng học ở Điệp Quang đang bỏ không.

Chúng tôi mong muốn có kinh phí sửa chữa để làm lại các phòng học giúp các em có chỗ học tốt hơn. Nhưng đành chờ các nhà hảo tâm và các tổ chức thiện nguyện giúp đỡ mới có thể có kinh phí để tu sửa”, cô Nguyễn Thị Hưng cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ