Cô bé ước mơ làm hướng dẫn viên trong Bảo tàng Lịch sử

GD&TĐ - Mai Khánh Linh - Học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Điện Biên 1 (TP Thanh Hóa) đang ấp ủ giấc mơ làm hướng dẫn viên trong Bảo tàng Lịch sử.

Em Mai Khánh Linh
Em Mai Khánh Linh

Em muốn sau này sẽ trở thành một hướng dẫn viên trong Bảo tàng Lịch sử, để được giới thiệu đến các bạn bè khắp năm châu về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam

Hành trình đến với ước mơ của Mai Khánh Linh được thể hiện khi em đã đạt nhất toàn thành phố và giải nhì toàn tỉnh Thanh Hóa trong cuộc thi “Thanh Hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ, phát huy truyền thống Điện Biên Phủ xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu” vừa được tổ chức.

Lớn lên trong gia đình có ba chị em, Khánh Linh là chị cả, ngay từ nhỏ em đã yêu thích những câu chuyện lịch sử. Từ khi học lớp một đến nay, Linh luôn là học sinh giỏi toàn diện. Em cũng thường xuyên tham gia các cuộc thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp thành phố và năm nào cũng đạt giải. 

Cuộc thi “Thanh Hoá với chiến thắng Điện Biên Phủ, phát huy truyền thống Điện Biên Phủ xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu” được Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Tuyên giáo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp tổ chức. 

Ngay sau khi nghe về cuộc thi, Khánh Linh đã rất hào hứng tham gia. Vốn rất yêu thích môn Lịch sử và thích tìm hiểu về những sự kiện lịch sử dân tộc, Linh đã đăng ký và bắt tay vào tìm hiểu để làm bài thi.

Điều đặc biệt, các bạn trong trường đều đánh máy bài thi, nhưng Khánh Linh lại muốn viết bài thi bằng chính nét chữ từ đôi tay của mình. Em muốn tự viết ra những cảm xúc của mình trước chiến thắng hào hùng của cha ông ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Với gần 100 trang viết tay, bài thi của Khánh Linh được hoàn thành sau hơn một tháng. Trong quá trình làm bài thi, Linh cũng gặp nhiều khó khăn. 

Cụ thể như, ở trường Linh học cả ngày nên toàn bộ bài thi của em được làm ở nhà. Tối phải làm bài tập nên Linh phải tranh thủ tối đa thời gian khi mới đi học về hoặc những ngày nghỉ để tham khảo các tài liệu, và viết bài thi.

Khánh Linh cho biết, em vốn rất thích học và tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, từ nhỏ em đã nghe mẹ đọc những câu chuyện lịch sử. Ở trường các cô giáo dạy môn Lịch sử rất dễ hiểu. 

Cô vừa hướng dẫn kiến thức lịch sử vừa kể lại những sự kiện hào hùng, những câu chuyện về những vị anh hùng dân tộc. Đồng thời, các em được xem những thước phim về lịch sử. Nên mặc dù gắn với nhiều sự kiện, nhiều mốc lịch sử khó nhớ nhưng em vẫn hào hứng mỗi khi đến giờ học. 

Ngoài giờ học trên lớp, ở nhà mẹ em cũng thường xuyên mua cho em những cuốn chuyện lịch sử để hiểu hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam. Khánh Linh nói: “Đặc biệt, chiến thắng Điện Biên Phủ của ông cha xưa là tấm gương dũng cảm để thế hệ học sinh các em noi theo. 

Vì vậy, dù chưa được một lần lên Điện Biên Phủ nhưng em vẫn thấy được khí thế hào hùng của các chiến sỹ Điện Biên năm xưa và tự hào khi được tham gia cuộc thi để nói lên tình cảm của thế hệ học sinh đối với sự cống hiến của cha ông ta trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Cô Lê Thị Hà - Giáo viên chủ nhiệm lớp 4C, Trường tiểu học Điện Biên 1 - cho biết thêm: Khánh Linh là một học sinh ngoan, linh hoạt, thích tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Trong lớp em luôn hứng thú với giờ học Lịch sử, thích tìm hiểu về những sự kiện lịch sử và nghe những câu chuyện lịch sử. 

Vì vậy khi nghe cô giáo phát động về cuộc thi “Thanh Hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ, phát huy truyền thống Điện Biên Phủ xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu” em đã rất hào hứng tham gia. 

Khánh Linh là thí sinh nhỏ tuổi nhất trong cuộc thi, nhưng bài thi của em được đầu tư công phu với gần 100 trang viết tay, chữ viết đẹp và được đánh giá cao trong hơn 770 nghìn bài thi. 

Sắp tới (từ ngày 30/5 - 2/6), Khánh Linh được vinh dự tham gia “Liên hoan Chiến sỹ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ IV, năm 2014” tại Hà Nội và tỉnh Điện Biên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Du khách xếp hàng vào thăm quan Bắc Bộ phủ. Ảnh: Bình Thanh.

Trải nghiệm khó quên ở Bắc Bộ phủ

GD&TĐ - Lần đầu tiên di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng Bắc Bộ phủ - Nhà khách Chính phủ mở cửa đón khách tham quan và đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.