Chuyện ít biết về tục lệ “ngủ thăm” cùng sơn nữ

Phong tục ngủ thăm của một số người dân tộc dường như không còn xa lạ với chúng ta. Thế nhưng, tục lệ ngủ thăm có từ khi nào, duy trì ra sao thì ít người biết đến…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đất nước Việt Nam ta có khoảng 54 dân tộc anh em chung sống. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa độc đáo riêng, trong đó tục lệ ngủ thăm được xem là đặc trưng của người Dao Tiền ở vùng núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Đến với vùng núi Thanh Sơn, du khách sẽ được hòa mình với thiên nhiên, cảnh đẹp hùng vĩ khiến du khách thích mê. Ngoài cảnh đẹp, nơi đây tập trung nhiều người dân tộc như Dao, Mường… cùng sinh sống với những phong tục độc đáo, mang bản sắc riêng như tục ngủ thăm.

Theo sự giải thích của người dân nơi đây, "ngủ thăm" có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể "cạy cửa ngủ thăm" nhà nhau. 

Tuy nhiên, theo phong tục và quy định riêng của người Dao và người Mường từ bao đời nay, chỉ có con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con trai người Dao không được lấy gái Mường.

Qua tìm hiểu, sau khi lao động một ngày vất vả với việc đồng án, đến tối những sơn nữ sẽ đốt một ngọn đèn sáng, buông màn rồi vào nằm trong đó để chờ đợi. 

Nếu các chàng trai có ý định cưới cô gái về làm vợ thì sẽ vào ngủ thăm. Ngọn đèn sẽ là ám hiệu cho những chàng trai đi tìm cô gái mình thích để ngủ cùng. Nếu đèn còn sáng thì chàng trai sẽ mò vào tận nơi cô gái để xin ngủ cùng, còn đèn tắt thì có nghĩa là cô gái từ chối hoặc đã có người ngủ cùng.

Khi vào ngủ cùng thì chàng trai có thể nằm cạnh cô gái nhưng không được đụng vào người mà chỉ tâm sự, nói chuyện. Một thời gian, cả hai thấy thật sự hợp nhau thì sẽ thưa chuyện với cha mẹ để họ xem tuổi, đồng thời cho phép “ngủ thật”.

Khi thời gian ngủ thật bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép.

Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo với chàng trai rằng: "Anh cứ về thôi!", như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi cô gái bảo: "Hôm qua, em nằm mơ thấy ác mộng", đó cũng là một cách từ chối…

Những du khách người Kinh có thể lên ngủ thăm với sơn nữ nhưng với điều kiện là cô gái đó chưa có ai ngủ thật. Tất nhiên, dù ngủ cùng nhưng chàng trai nghiêm cấm đụng chạm đến cô gái. 

Ngạc nhiên hơn, cô gái có thể cho cùng lúc hai chàng trai ngủ cùng nằm ở hai bên mình. Trường hợp này, chàng trai nào nói hay hơn thì sẽ là người chiến thắng.

Theo phunutoday.vn
GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.