Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và giữ ấm cho trẻ khi thời tiết rét đậm, rét hại

GD&TĐ - Thời điểm này, tại các tỉnh miền Bắc nhiệt độ hạ thấp gây rét đậm, rét hại, độ ẩm trong không khí không ổn định. Tăng cường dinh dưỡng, giữ ấm ra sao để bảo đảm sức khoẻ cho con là quan tâm của nhiều bậc cha mẹ.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Giữ ấm cho trẻ những ngày giá rét

Những ngày thời tiết giá rét mọi người, đặc biệt trẻ em rất dễ bị ốm. Vì vậy, điều rất quan trọng đối với cha mẹ phải biết cách giữ ấm cho con để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong thời gian mùa đông mà vẫn thấy thoải mái, đặc biệt là vào ban đêm và lúc đi ra ngoài. Nhiều cha mẹ lo lắng không biết con mặc thế nào là đủ ấm. Mặc quá nhiều khiến con khó chịu mà ít quá con sẽ cảm lạnh.

Khi mặc quần áo cho con, PGS. TS. BS Tôn Nữ Vân Anh – (Trung tâm Nhi, Bệnh viện trung ương Huế) lưu ý cha mẹ cần đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là bàn tay, bàn chân, bụng và lưng. Cha mẹ cần giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không bị đổ mồ hôi. Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hôi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh.

BS. Đặng Thu Hà cho biết, nếu cha mẹ thấy cổ và lưng của con lạnh, điều đó có nghĩa là con cần được mặc thêm quần áo.

Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của con. Còn bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể trẻ bởi dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyết. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mức các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân cho con mình trong những ngày giá rét, đi tất cho con dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.

Tuy nhiên, không vì trời lạnh mà cha mẹ trùm kín đầu trẻ bằng mũ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ đi ra ngoài trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ đôi khi ở tình trạng ngược với người lớn, buổi tối trẻ được mặc quá ấm dẫn đến khi ngủ nóng quá, toát mồ hôi, ướt áo, thấm ngược lại cơ thể, gây nguy cơ viêm phổi. Các cha mẹ nên lưu ý nhiệt độ trong phòng đủ ấm và mặc quần áo vừa phải, luôn kiểm tra xem con mình có bị toát mồ hôi không, tránh để trẻ bị toát mồ hôi, ướt áo.

Ảnh minh hoạ/INT.
Ảnh minh hoạ/INT.

Tăng cường dinh dưỡng

Một đứa con mạnh khoẻ là mong ước của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần có phương pháp bảo vệ sức khoẻ khoa học cho con mình. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin, cho trẻ uống đủ nước và nước ấm.

Theo Bác sĩ dinh dưỡng, TS.Mai Hằng, Viện dinh dưỡng tự nhiên, mùa lạnh là mùa cần tăng cường dinh dưỡng để cơ thể đủ năng lượng chống chọi với thời tiết giá lạnh. Phản xạ run khi thời tiết lạnh giúp cơ thể sản sinh năng lượng chống rét nhưng cũng làm trẻ kiệt sức nhanh nếu dinh dưỡng không đủ. Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cha ẹ cần cho con ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây đảm bảo đủ nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các món lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ nên bổ sung, tăng cường cho con trong mùa lạnh bao gồm: tinh bột nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu. Chất béo ngoài cung cấp nguồn năng lượng lớn còn chưa acid béo và là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu. Khi chuyển hoá chất đạm thường sinh nhiệt lượng lớn, điều này giúp giữ ấm cơ thể. Vitamin cần chú trọng các vitamin C, B giúp tăng cường miễn dịch và chuyển hoá chất tinh bột có nhiều trong rau xanh, cà chua, táo. Tinh dầu, tỏi giúp tiêu diệt các vi sinh vật, phòng ngừa cảm lạnh và tăng sức đề kháng, giúp cơ thể giải cảm, ấm bụng, kích thích tiêu hoá.

Theo quy định, tuỳ tình hình cụ thể, địa phương sẽ quyết định nhiệt độ cho học sinh nghỉ học. Tại hầu hết các địa phương hiện nay, cha mẹ học sinh theo dõi dự báo thời tiết lúc 6h20 sáng mỗi ngày trong Chương trình Chào buổi sáng của VTV1, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C (với học sinh tiểu học) và dưới 7 độ C (với học sinh THCS, THPT) cha mẹ chủ động cho con nghỉ học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.