Chuyên gia Israel: Patriot không phù hợp đánh chặn tầm thấp

GD&TĐ -Theo chuyên gia quân sự Israel, Uzi Rubin, dù được đánh giá hiệu quả khi đối phó với mục tiêu tầm xa nhưng Patriot không phù hợp đánh chặn tầm thấp.

Chuyên gia Israel: Patriot không phù hợp đánh chặn tầm thấp

Nhận định được nguyên lãnh đạo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Israel, Uzi Rubin đưa ra khi nói về hiệu quả của hệ thống đánh chặn Patriot hiện đang được Mỹ triển khai tại một số nước đồng minh ở châu Âu.

Vị chuyên gia này cho rằng, tổ hợp Patriot được thiết kế để chặn loạt mục tiêu bay nhưng lại không hiệu quả khi đối phó với mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình và máy bay không người lái bay bám địa hình khiến hệ thống radar của tổ hợp này không phát hiện và bám được mục tiêu.

"Theo thiết kế, khi mục tiêu xuất hiện, radar của Patriot sẽ đặt thước ngắm trên đường chân trời để hạn chế nhiễu địa vật. Đây chính là điểm yếu chí tử, khi các thiết bị bay tấn công lại bay ở độ cao thấp hơn", chuyên gia người Israel nói.

Với mục tiêu bay bay thấp cần các tổ hợp phòng không tầm thấp có khả năng cơ động kiểu như Pantsir-S1 của Nga. Sự kết hợp hỏa lực giữa pháo 30mm, tên lửa phòng không tầm ngắn và hệ thống cảm biến quang-điện tử giúp chúng phản ứng tức thì khi với các mục tiêu bay tiếp cận. Hiệu quả của vũ khí phòng không dạng này đã được chứng minh tại Syria.

Ông Rubin cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến hệ thống phòng thủ của Saudi Arabia với hàng loạt tổ hợp Patriot triển khai vẫn không thể ngăn chặn được cuộc tấn công của phiến quân tại Yemen bằng tên lửa hành trình và UAV vào nhà máy dầu Aramco hồi năm 2019. Thực tế đang khiến Mỹ phải đổ tiền phát triển vũ khí laser để thay thế Patriot.

Hiện lực lượng không quân khu vực Thái Bình Dương (PACAF) đang có kế hoạch triển khai vũ khí laser tại một số căn cứ quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm tăng cường khả năng phòng thủ thay thế cho tổ hợp tên lửa Patriot, THAAD.

Những tổ hợp vũ khí laser nhỏ gọn sẽ hiệu quả hơn khi đối phó với các dòng thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa rõ thời điểm hệ thống vũ khí phòng thủ năng lượng cao này được Mỹ đưa vào trực chiến.

Patriot là hệ thống tên lửa phòng không do Mỹ phát triển và được quân đội nước này biên chế từ năm 1981. Biến thể Patriot PAC-2 có thể bắn trúng mục tiêu cách hơn 96 km và bay cao hơn 32.000m. Biến thể mới nhất trong dòng Patriot là PAC-3, có khả năng tiêu diệt các mối đe dọa trên không như tiêm kích, máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Đây cũng chính là vũ khí Mỹ đã hứa sẽ chuyển giao cho lực lượng phòng thủ Ukraine nhằm đối phó với mục tiêu đường không của Nga.

Tại Ukraine, tổ hợp Patriot được kỳ vọng là vũ khí có thể thay đổi đáng kể cục diện trên bầu trời trong cuộc xung đột với Nga nhờ khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao lớn hơn đáng kể so với một số hệ thống phòng không Mỹ từng chuyển cho Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.