Chuyên gia đã đúng khi nói về cách Mỹ tiêu hủy đạn chùm

GD&TĐ -Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, nước này không có kế hoạch khôi phục kho dự trữ bom, đạn chùm bù lại số đã chuyển cho Ukraine.

Số lượng lớn đạn chùm đã được Mỹ chuyển cho Ukraine.
Số lượng lớn đạn chùm đã được Mỹ chuyển cho Ukraine.

Tuyên bố được cố vấn Jake Sullivan đưa ra sau khi chính phủ Mỹ quyết định cung cấp số lượng lớn bom, đạn chùm cho Ukraine.

"Kế hoạch hiện tại của chúng tôi không phải là bổ sung kho dự trữ đó, mà là xây dựng năng lực sản xuất đạn đơn nhất, đạn không theo cụm.

Chúng tôi đã bắt đầu quá trình đó từ nhiều tháng trước, bởi vì chúng tôi đã lường trước được nhu cầu để tiếp tục cung cấp cho Ukraine, nhưng cần có thời gian", cố vấn Sullivan nói.

Hôm 7/7, chính phủ Mỹ công bố gói hỗ trợ quân sự mới dành cho Ukraine, trong đó bao gồm cả Đạn dược Thông thường Cải tiến Lưỡng dụng (DPICM), song chỉ chọn loại có tỷ lệ để lại đạn con không phát nổ dưới 2,35%..

Ngay khi gói viện trợ được công bố, Alexei Podberezkin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Quân sự tại MGIMO (Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moskva) cho biết, Mỹ gửi bom, đạn chùm đến Ukraine được giải thích là vì lợi ích của chính họ, cũng như do tình trạng thiếu đạn trầm trọng của quân đội Ukraine.

Mỹ cung cấp chủ yếu cho Ukraine các loại bom, đạn chùm cũ vì nếu không sẽ phải loại bỏ chúng khỏi trang bị.

"Cần lưu ý rằng để phá hủy những loại đạn dược này, thứ gây nguy hiểm cho chính Mỹ thì cần phải có tiền. Việc vận chuyển chúng rẻ hơn nhiều. Người Mỹ ít quan tâm nhất đến hiệu quả của chúng ở Ukraine và bao nhiêu người Ukraine sẽ thiệt mạng khi sử dụng chúng.

Người Mỹ chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để giải quyết ở đó kho đạn đã hết hạn sử dụng. Họ sẽ chuyển giao giống như những phương tiện cũ kỹ khác đang cháy đượm trên chiến trường. Điều này sẽ tiếp tục, bởi vì thực sự có lợi cho Mỹ", Alexei Podberezkin nhấn mạnh.

DPICM là đạn pháo hoặc đầu đạn tên lửa được thiết kế nhằm phát tán bom con, đạn con để bao phủ khu vực rộng lớn. Bom con và đạn con thường dùng để chống lại tăng thiết giáp và gây sát thương, do đó được gọi là lưỡng dụng. Mỹ bắt đầu phát triển DPICM từ những năm 1950.

Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề Nga và Ukraine, Laura Cooper ngày 22/6 nhận định DPICM sẽ có ích cho Ukraine, đặc biệt trong việc đối phó với chiến hào của Nga trên chiến trường.

Theo nguồn tin quân sự Mỹ, quân đội nước này đang chi hơn 6 triệu USD mỗi năm để dừng sử dụng đạn chùm của pháo 155 mm và các loại đạn cũ khác. Chính vì vậy, chuyển DCIPM cho Ukraine không chỉ giúp giảm đạn chùm công nghệ cũ trong kho mà còn tiết kiệm đáng kể ngân sách.

Bom, đạn chùm bị cấm theo Công ước về Bom, đạn chùm, đã được 123 quốc gia phê chuẩn. Mỹ, Ukraine, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Hàn Quốc chưa ký công ước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

Truyền thông Singapore e ngại Xuân Son

GD&TĐ - Truyền thông Singapore nhận định tiền đạo nhập tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Son là ‘hiểm hoạ’ đối với ‘Bầy sư tử’ tại bán kết ASEAN Cup 2024.