Chuyện chưa kể về Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân: Người giữ nghiêm kỷ cương phép nước

GD&TĐ - Trong những năm giữ trọng trách ở triều đình vua Lê - chúa Trịnh, Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân đã có những đóng góp rất lớn cho việc ổn định xã hội và cứu giúp đời sống nhân dân.

Những hậu duệ đời sau của dòng họ Nguyễn thủy tổ tại xã Cổ Đô đều trọng việc học hành cho các thế hệ con cháu.
Những hậu duệ đời sau của dòng họ Nguyễn thủy tổ tại xã Cổ Đô đều trọng việc học hành cho các thế hệ con cháu.

Người giữ nghiêm kỷ cương phép nước

Tài liệu của dòng họ có ghi lại, dưới thời Chúa Trịnh Doanh, ông Nguyễn Bá Lân đã nổi tiếng là người trung thực, ngay thẳng, là người có học vấn uyên bác và trọng thị. Trong những năm giữ trọng trách ở triều đình vua Lê - chúa Trịnh, ông đã có những đóng góp rất lớn cho việc ổn định xã hội và cứu giúp đời sống nhân dân.

Ví như niên hiệu Long Đức thứ 3, năm Giáp Dần (1734), ông vâng mệnh triều Đình đi Lạng Sơn xử vụ Điện quận công (tức là Thượng Thư họ Lê ở Thanh Mai) làm việc không sơ hở. Thiên hạ khen đều cho là nghiêm túc mà có độ lượng.

Niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 4, năm Mậu Ngọ (1738), viên nội giám Chỉnh Thọ hầu đốc phụ trách làm chùa Tây Phương gây phiền nhiễu quá cho dân. Dân các xã xứ ấy làm khải kêu nhao nhao, ông Bá Lân được cử cùng tham tụng Thuật, quận công Phạm Khiêm Ích đi tra hỏi việc này. Ông đã bắt trả lại trâu bò, tiền, vải lụa các hóa vật khác mà quan tham đã vơ vét của dân. “Nhân dân khi ấy mừng như được sống lại”, tài liệu của dòng họ ghi lại.

Trong những đương chức, Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân đã có những đóng góp rất lớn cho việc ổn định xã hội và cứu giúp đời sống nhân dân. Tranh vẽ minh họa.

Trong những đương chức, Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân đã có những đóng góp rất lớn cho việc ổn định xã hội và cứu giúp đời sống nhân dân. Tranh vẽ minh họa.

Niên hiệu Cảnh Hưng, năm Quý Dậu (1753), sau khi dẹp giặc yên dân ở Cao Bằng, chúa triệu ông Bá Lân về kinh đô. Bấy giờ đúng lúc đại hạn, chưa thể cấy trồng được gì, chúa cho các bề tôi phê bình chính sự, ông quy trách nhiệm cho các quan trường ở phủ lãnh đạo không khéo léo nên trời sinh ra đại hạn, điều đó hợp ý chúa. Chúa khen ông là người ngay thẳng, dám nói đến tận triều chính mà không hề sợ.

Khoa thi năm Ất Mùi (1775) Niên hiệu Cảnh Hưng, chúa Trịnh Sâm tự đến điện giảng sách, truyền chỉ cho các quan, mũ áo triều yết phải như Vua Lê ngự xem thi. Trước hành vi ngang nhiên vi phạm nghi lễ triều cương đó của chúa Trịnh, với tư cách là Thượng thư Bộ Lễ, ông Nguyễn Bá Lân đã tỏ thái độ phản đối một cách quyết liệt.

Sau đó, ông chỉ mặc đồ thường phục làm lễ bốn lậy, rồi than rằng: “Các đấng liệt Thánh Vương xưa nay vẫn giữ đạo tôn phù nhà Vua, truyền dõi trải qua hơn 200 năm, nay một sớm thay đổi, sợ làm kinh hãy cho sự xem nghe của mọi người. Nguyễn Hoàn (1713-1792; người xã Lan Khê huyện Nông Cống - nay thuộc xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa; thi đỗ Tiến sĩ năm 1743; bia đá ghi danh số 69 tại Văn Miếu) là Sơ phó của đại thần không biết uốn nắn cho chúa đi vào đường chính thì xin chém đầu để tạ thiên hạ”. Nghe vậy, chúa Trịnh nghe vậy tỏ ý không vui lòng nhưng cũng đành hồi loan.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, hậu duệ dòng họ Nguyễn thủy tổ chia sẻ những ghi chép về Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, hậu duệ dòng họ Nguyễn thủy tổ chia sẻ những ghi chép về Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân.

Niên hiệu Cảnh Hưng, năm Quý Mão (1783), chúa Trịnh Sâm chầu trời, ông Nguyễn Bá Lân về kinh trực quan tài. Bấy giờ, quận Tông đã trưởng thành nhưng không đựơc chúa yêu, con trai thứ là quận Cán mới 2 - 3 tuổi do vợ bé của chúa là bà Chè sinh ra lại rất được chúa yêu. Khi chúa Trịnh qua đời có di chiếu bỏ quận Tông, lập quận Cán, dùng quận Điểm làm A Bảo phụ chính. Trăm quan đều miễn cưỡng mà theo. Riêng ông Nguyễn Bá Lân vẫn chưa hề ký bút tán thành.

Bấy giờ, bà Chè sai em là Bá Cung mang di chiếu, cùng một thanh kiếm bằng vàng, vàng nén, lụa màu 10 tấm đến biếu ông để xin ông hạ bút ký cho lập quận Cán, bỏ quận Tông. Bá Cung bí mật đuổi mọi người nhà ra không cho nghe chuyện, chỉ để 2 người nói chuyện kín với nhau. Bấy giờ ông giả già lẫn, không đọc được nổi chiếu thư viết chữ gì. Khách lại ghé vào tai mà nói nhưng ông lại giả là tai nghễnh ngãng không nghe được. Cuối cùng, ông không hạ bút ký, Bá Cung không làm sao được, bất đắc dĩ phải quay về.

Sau khi khách đi rồi, ông mới bảo người nhà rằng: “Thiên hạ loạn rồi mau mau khăn gói về quê thôi”. Hôm sau, ông cáo từ rồi về quê. Khi quận Cán lên ngôi không bao lâu, vài tháng sau kiêu binh nổi lên phò lập quận Tông làm Đoan Nam Vương. Rồi kiêu binh cậy công thả sức cướp bóc không sợ gì, chúng phá dinh thự nhà Thượng thư Bộ Lại là ông Nguyễn Khản và phá dinh của quận Thạc (cụ Hoàng Phùng Cơ) coi kinh trăm quan như cỏ rác. Chỉ có nhà của ông Nguyễn Bá Lân là chúng không dám xâm phạm.

Nói về ông Nguyễn Bá Lân, nhà Sử học Phan Huy Chú trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí nổi tiếng của mình đã xếp ông là người phò tá có công lao tài đức. “Nếu mỗi ông quan xưa nay đều có lý lịch trong sạch rõ ràng như cụ, thì đất nước Đại Việt ta sẽ tiến đến đâu?”

Truyền thống khoa bảng của dòng họ Nguyễn thủy tố hiệu Phúc tướng lưu danh Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân.

Truyền thống khoa bảng của dòng họ Nguyễn thủy tố hiệu Phúc tướng lưu danh Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân.

Còn sách Một điển hình trí thức thời phong kiến xuất bản năm 2000, Giáo sư Vũ Khiêu viết: “Cụ Nguyễn Bá Lân suốt cuộc đời theo lời dạy của Thánh hiền, qua những trang hồi ký của mình, cụ đã kể rất nhiều sự kiện mà cụ đã xử lý một cách sáng suốt chí công vô tư trong lúc làm quan, minh oan cho những người vô tội, xử lý nghiêm kẻ phạm pháp, khoan hồng cho kẻ lầm đường và có khả năng hối cải. Thái độ quang minh chính đại. Đó là tấm gương sáng mãi đối với những người có chức, có quyền trong lịch sử”.

Kỳ yếu danh nhân Nguyễn Bá Lân con người và sự nghiệp do Viện Sử học Việt Nam xuất bản năm 1999, PTS Đỗ Đức Hùng, Viện Sử học Việt Nam nhận xét: “Qua hành vi như trên, cụ Nguyễn Bá Lân đã thể hiện đúng là người giữ đúng kỷ cương phép nước, mà hiếm ông quan trong lịch sử phong kiến nào dám làm. Cụ là người trong sạch, nắm được lễ phải nên chúa Trịnh không dám làm gì để hại cụ”.

Một người thầy giỏi

Ông Nguyễn Bá Lân xuất thân trong một gia đình có một truyền thống khoa bảng tính từ đời thứ nhất đến đời thứ 12. Phàm ai là đàn ông đều là thầy Nho học. Đặc biệt có thể kể đến các cái tên như: Cụ Nguyễn Đoan Trung, đời thứ 5 đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6, năm Quý Sửu (1553); cụ Nguyễn Cung, đời thứ 6, đỗ Thám hoa Tiến sĩ, niên hiệu Sùng Khang thứ 6, năm Tân Mùi (1571); cụ Nguyễn Kiều Nhạc, đời thứ 7, đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ, niên hiệu Đức Long thứ 3, năm Tân Mùi (1631)... Đặc biệt, ông Nguyễn Bá Lân có thân phụ là cụ Nguyễn Công Hoàn, đời thứ 10, nổi tiếng văn chương một thời, được người đương thời tôn vinh một trong “Tứ hổ Tràng An).

Một hội thảo khoa học mang tên danh nhân Nguyễn Bá Lân được tổ chức năm 1995 tại xã Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội).

Một hội thảo khoa học mang tên danh nhân Nguyễn Bá Lân được tổ chức năm 1995 tại xã Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội).

Kế nghiệp truyền thống tổ tiên, ngay từ thủa thiếu thời, ông Nguyễn Bá Lân đã được cụ Nguyễn Công Hoàn truyền dạy.Ông Nguyễn Bá Lân về sau đã ngày đêm đèn sách để thi cử, Niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3, năm Tân Hợi (1731), ông thi đỗ đầu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Tiếp nối truyền thống tổ tiên, sau này, ông Nguyễn Bá Lân cũng đã tích lũy những kiến thức học của mình, mở trường dạy học truyền dạy cho bao nhiêu sĩ tử sau này thi đỗ đạt đã thành danh.

Niên hiệu Bảo Thái thứ 8, năm Đinh Mùi (1727), Mậu Thân (1728), học trò cũ ở Thái Bạt, Khê Thượng, Tòng Lệnh làm giảng đường giáp giới chỗ Thái Bạt và Tòng Lệnh chính là xóm Cỏ Già (nay thuộc thôn Tòng Thái, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì) đón ông Bá Lân về dạy học.

Niên hiệu Long Đức thứ 2, năm Quý Sửu (1733), ông Nguyễn Bá Lân làm Đốc đồng khảo thí, lấy được ông Nguyễn Hồ Đĩnh thi đỗ Hội nguyên. Từ đấy qua 4 năm sĩ tử bốn phương đến học ngày càng đông. Về sau học trò của ông dạy học, nhiều người đỗ đại khoa, thỉnh thoảng dạy học nhưng công lao của mấy năm này, càng nhiều các học trò của cụ đã thành đạt.

Những hậu duệ đời sau của dòng họ Nguyễn thủy tổ tại xã Cổ Đô đều trọng việc học hành cho các thế hệ con cháu.

Những hậu duệ đời sau của dòng họ Nguyễn thủy tổ tại xã Cổ Đô đều trọng việc học hành cho các thế hệ con cháu.

Có thể kể đến như ông Lý Trần Quán (1721- 1786, quê xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, trấn Sơn Tây - nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) thi đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1766) và giữ chức Hiệp trấn Sơn Tây, Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Thiêm sai chi binh phiên. Khi ông mất được phong tặng Liệt Nghĩa Đại vương.

Ông Lê Huy Dật (quê quán hiện nay là xã Phong Vân, huyện Ba Vì, Hà Nội) cũng là người đỗ đạt và nhận chức Viên tri huyện Thanh Ba, trấn Sơn Tây.

Sau khi ông Nguyễn Bá Lân thi đỗ Tiến sĩ đã được cử đi chấm thi, rồi sau đó có thời kỳ giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám. Ông cùng Tiến sĩ Lê Quý Đôn, Tiến sĩ Ngô Thì Sĩ được bổ dụng làm Học sĩ trong Bí thư các có nhiệm vụ duyệt kỹ các sách vở và chọn lựa đề bạt nhân tài có nguồn văn học để triều đình bổ dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.