Chuyện chưa kể về cha con Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân: 'Danh sư xuất cao đồ'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tài danh hơn người nhưng lại lận đận chuyện khoa cử nên sau cụ Nguyễn Công Hoàn chỉ là thầy giáo. “Danh sư xuất cao đồ”, nhiều người theo học cụ đều đỗ đạt cao giữ những chức quan trong hệ thống triều đình thời bấy giờ.

Tài danh hơn người nhưng lại lận đận chuyện khoa cử nên sau cụ Nguyễn Công Hoàn chỉ là thầy giáo. Ảnh minh họa.
Tài danh hơn người nhưng lại lận đận chuyện khoa cử nên sau cụ Nguyễn Công Hoàn chỉ là thầy giáo. Ảnh minh họa.

Am tường địa lý và phong thủy

Tài liệu của dòng họ ghi lại rằng, lúc sinh thời, cụ Nguyễn Công Hoàn không chỉ giỏi về văn chương, thơ phú mà địa lý hay phong thủy cụ cũng đều rất am tường.

Câu chuyện kể lại rằng, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9, năm Quý Tỵ (1713), cụ Nguyễn Công Hoàn dạy học ở Khê Thượng, nhân lúc rảnh rỗi đi thăm khắp đường đất, cụ thấy thế đất ở làng Tòng Lệnh giáp làng Thái Bạt có xóm Cỏ Già (tổng Khê Thượng, huyện Bất Bạt) cụ thấy thế đất này có thể phát phúc và nhân đinh.

Cụ rất ưng ý, nhân đó dặn con trai là Nguyễn Bá Lân rằng: “Đất này sinh phúc lâu dài lại thêm phát vượng về nhân đinh, sau này nếu may ta đỗ Đại khoa thì ta sẽ rời về đây để ở. Nếu ta không làm được việc đó, trong số các con đứa nào thành danh được thì nên mua ruộng đất ở đây mà làm nhà ở. Con hãy nhớ kỹ đừng quên”. Nguyễn Bá Lân sau này học tập thành tài, vinh quy bái tổ đã thực hiện lời dặn của thân phụ khi xưa.

Lại có chuyện mộ cụ Tiên Lĩnh được thầy địa lý xã Xuân Lũng tìm hướng đặt mộ. Sau đó Niên hiệu Chính Hòa thứ 14, năm Mậu Tý (1696), cụ Nguyễn Công Hoàn ngầm chuyển dịch mộ cụ Tiên Lĩnh sang Tuất hướng Thìn (Đông Đông, Nam).

Ngoài tài năng thơ phú, cụ Nguyễn Công Hoàn còn được lưu truyền là người am tường về địa lý, phong thủy.

Ngoài tài năng thơ phú, cụ Nguyễn Công Hoàn còn được lưu truyền là người am tường về địa lý, phong thủy.

Hai năm sau cụ mới nói với chú là danh sư địa lý cụ Nguyễn Đăng Đường cũng nghe theo. Năm Canh Thìn (1700), cụ sinh con trai là Nguyễn Bá Lân. Năm Nguyễn Bá Lân 31 tuổi, niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3, năm Tân Hợi (1731), thi Đình đỗ Tiến sĩ làm quan đến chức Thái tể, kiêm Lục bộ Thượng thư; hàm Thiếu Bảo - Thái Tể - tước Quận Công. Ngẫm rằng đó là bẩm thụ của ngôi đất để mộ cụ Tiên Lĩnh, đã được cụ Nguyễn Công Hoàn dịch chuyển phần mộ.

Biết được tài địa lý và phong thủy của cụ Nguyễn Công Hoàn, có những người tìm đến, cầu xin cụ tìm đất để đặt mộ. Tuy nhiên, cụ không dễ dàng đem ngôi đất quý mà đãi cho bừa bãi. Những người được cụ chỉ đất để đặt mộ đều có công danh sự nghiệp thăng tiến.

Ví như ông Ngô Nhân Hân, niên hiệu Chính Hòa, năm Ất Sửu (1685-?) xã Cẩm Chương, huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) được cụ Hoàn chỉ đất đặt mộ. Sau đó, trong 5- 6 năm mà cụ này từ sinh đồ, thi một lần đỗ ngay Tiến sĩ khoa Tân Mùi năm (1715) niên hiệu Vĩnh Thịnh; năm thứ 11, cụ này làm quan Cấp sự trung, Đốc thị Nghệ An.

Ngoài ra cụ tìm đất để mộ cho nhiều khác, từ nghèo khó trở nên giàu có, từ không có con trở nên có con, người không thi đỗ cao thì cũng trúng sinh đồ, giám sinh vào các chức quan thấp. Những nhà chấp pháp cụ giúp cho khá nhiều không kể xiết.

Những người quan cao họ lớn cho cụ Nguyễn Công Hoàn là có khí tiết cao, đều cho việc cụ tới nhà chơi là việc vinh dự. Phàm những người tuổi kém cụ đều coi cụ là thầy chứ không dám coi là ngang hàng bạn bè.

Một người thầy tận tụy

Theo gia phả tính từ đời cụ Phúc Tướng đời thứ 01 đến đời cụ Nguyễn Công Hoàn đời thứ 10, dòng dõi họ Nguyễn Thủy tổ phàm là đàn ông đều đi vào con đường học văn chương để thi cử thăng tiến. Trong số đó, có các cụ thi đỗ Bảng nhãn - Hoàng giáp - Tiến sỹ… Nhiều cụ thi Hội, thi Hương đều đỗ đạt. Cụ Nguyễn Công Hoàn đã được thừa hưởng truyền thống khoa bảng của tổ tiên, cũng gắng công học tập, thi cử và là người giỏi văn chương thơ - phú, dạy nhiều sĩ tử đỗ đạt cao.

Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8, năm Nhâm Thìn (1712), cụ Phan Tông Bá người xã Khê Thượng, huyện Bất Bạt rước cụ về dạy học. Cụ Phan Tông Bá một lần thi Hương trúng Tứ trường, làm quan đến tri huyện, học trò ở đấy theo học cụ ngày càng đông.

Tấm bảng ghi lại danh sách những người từng đỗ đạt cao của dòng họ Nguyễn thủy tổ.

Tấm bảng ghi lại danh sách những người từng đỗ đạt cao của dòng họ Nguyễn thủy tổ.

Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11, năm Ất Mùi (1715), Bính Thân (1716), cụ Nguyễn Công Hoàn dạy con trai là Nguyễn Bá Lân khi đó 15 tuổi làm văn. Từ đó, cụ không đi chơi đâu xa nữa, chuyên cần dạy học cho các con và em. Qua hai năm chưa từng một ngày bỏ sót việc dạy học.

Đặc biệt những kiến thức cụ dạy học trò, nhất là con trai trưởng Nguyễn Bá Lân đã được đúc rút qua sách kinh sư, văn chương dựa vào đó mà tài năng dạy học của cụ ngày càng phát triển. Sách cụ chép để dạy học chỉ có một quyển Xuân thu (hơn 20 thiên ký lễ) với không đầy 100 trang giấy thanh hoa, ngoài ra không có sách nào khác. Chỉ qua hai năm giảng dạy công phu, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 13, năm Đinh Dậu (1717), cụ Nguyễn Bá Lân thi đỗ luôn 4 trường, cụ mới hơi mừng.

Tài danh hơn người nhưng lại lận đận chuyện khoa cử nên sau cụ Nguyễn Công Hoàn chỉ là thầy giáo. Ảnh minh họa.

Tài danh hơn người nhưng lại lận đận chuyện khoa cử nên sau cụ Nguyễn Công Hoàn chỉ là thầy giáo. Ảnh minh họa.

Niên hiệu Bảo Thái thứ 6, năm Ất Tỵ (1725), cụ đã 55 tuổi tới bộ Lại làm đơn không nhận chức tri huyện Vĩnh Khang, quyền ấn thụ quan viên thôi, chỉ ở nhà dạy các con, cháu.

Niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 1, năm Kỷ Dậu (1729), cụ Nguyễn Công Hoàn bỗng mắc phải căn bệnh mê man bất tỉnh, hơn 10 ngày không ăn được giọt cháo vào miệng. Sau 5- 6 tháng, cụ mới hơi đỡ, nhưng lại biến thành bệnh hay quên. Văn chương thơ - phú tuy không giảm so với trước nhưng tinh thần khí lực không được như xưa.

Hết lòng dạy các con

Nhà sử học Phan Huy Chú ghi lại: Cụ Nguyễn Công Hoàn dạy con trai là Nguyễn Bá Lân học ở nhà. Biết con mình là người có tài nhưng cụ vẫn rèn cặp dạy con, với một sự nghiêm khắc hiếm thấy. Cụ nêu cho con một tấm gương suốt đời hiếu học, không giấu dốt và luôn thẳng thắn trung thực.

Việc tầm sư học đạo cũng được cụ rất chú ý. Tuy cụ Nguyễn Công Hoàn không gửi con trai là Nguyễn Bá Lân đến trường học trực tiếp một tháng nào, nhưng cụ luôn nghe ngóng tiếng tăm của các bậc danh sĩ, các bậc kỳ lão tài ở các vùng để đưa con đến cùng xướng họa, trao đổi học thêm, giúp cho Nguyễn Bá Lân bổ sung kiến thức, kinh nghiệm mà còn có dịp giáo dục cho con trai về “nhân luân“ đặc biệt là tinh thần bằng hữu, đức khiêm nhường.

Các tác giả sách “Đại nam nhất thống chí” nhận xét: học thức của cụ Bá Lân nhờ có sự dạy bảo của cha mình.

Cũng nhờ cụ Nguyễn Công Hoàn dạy dỗ, không chỉ Nguyễn Bá Lân mà những người con sau của cụ cũng đều học hành, đỗ đạt cao, được bổ nhiệm nhiều vị trí trong bộ máy nhà nước thời đó.

Con trai thứ hai của cụ Nguyễn Công Hoàn là Nguyễn Trọng Lan, sinh giờ Tý (11h - 13h) ngày 24 tháng 4 , niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6, năm Canh Dần (1710), thi Hương trúng Tứ trường, được bổ làm quan kiêm nhiệm Lạng Sơn xứ, Hiến sát phó xứ Lạng Sơn.

Dưới sự dạy dỗ của cụ Nguyễn Công Hoàn, các con của cụ đều đỗ đạt, giữ chức tước cao. Ảnh minh họa.

Dưới sự dạy dỗ của cụ Nguyễn Công Hoàn, các con của cụ đều đỗ đạt, giữ chức tước cao. Ảnh minh họa.

Con trai thứ ba là Nguyễn Kim Luyện, sinh giờ Thân (15h- 17h) ngày 12 tháng 5, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8, năm Nhâm Thìn(1712), thi Hương trúng Tứ trường, được nhận chức Tham Nghị.

Con trai thứ tư là Nguyễn Trọng Vị, sinh niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 7, năm Tân Mão (1711), thi Hương trúng Tam trường, làm quan phẩm.

Bấy giờ cụ mới thỏa cái chí nguyện nuôi dạy con cái của mình học tập đã thành đạt. Cụ thấy tự hào chỉ có cha dạy con thi đỗ Tiến sĩ. Từ đó cụ nghỉ ngơi 9 năm hưởng tuổi thọ, tuy nuôi nấng con chưa thể coi là mãn nguyện nhưng nếp nhà kiệm ước đã quen, nên cũng không có gì đáng tiếc.

Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8, năm Nhâm Thìn (1712) năm Quý Tỵ (1713) cụ có mắc tang mẹ. Các học trò ở Khê Thượng, Bất Bạt khẩn thiết mời cụ đến dạy học nhưng gặp năm nước lụt to quá, lúa chìm ngập hết, cụ liệu vùng này tới sẽ bị đói kém, không thể lo liệu nổi việc chôn cất thân mẫu.

Cụ từ biệt học trò về trấn Sơn Nam vay thóc được 3.000 đấu thóc, về làm tang cho mẹ, chia cho hai chị và người thân có công nuôi nấng mình, còn lại là nuôi vợ con. Tuy gia tư nghèo nhưng lễ tiết vẫn chu đáo, cụ cảm ơn những người quen ở trấn Sơn Nam mấy lần cho cụ vay thóc.

(Còn nữa…)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.