Chương trình mới tại Hà Nội đã đạt được những kết quả bước đầu

GD&TĐ - Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận xét việc đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ở Hà Nội cơ bản thuận lợi.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì buổi làm việc.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì buổi làm việc.

Chiều 23/3, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Trần Thanh Mẫn- Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP Hà Nội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Cùng dự buổi làm việc có ông Đỗ Văn Chiến- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Nguyễn Đắc Vinh- Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT. Về phía thành phố Hà Nội, tham dự buổi làm việc có ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội; ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục

Báo cáo tại buổi làm việc, bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Để triển khai Chương trình GDPT 2018, thành phố đã chỉ đạo ngành Giáo dục ban hành văn bản hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy và các kế hoạch kiểm tra nội bộ, xác nhận kế hoạch dạy học của nhà trường...

Các đơn vị chủ động rà soát, sắp xếp lại chương trình, kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. Phương pháp kiểm tra, đánh giá được đổi mới, tổ chức tập huấn đánh giá học sinh các cấp theo quy định; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học.

Các đại biểu dự buổi làm việc.

Các đại biểu dự buổi làm việc.

Thành phố cũng quan tâm, thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công tác quản lý và đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục, chú trọng quản lý chất lượng giáo dục.

Thành phố chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình, bảo đảm đủ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định.

Từ năm 2018 đến năm 2022, thành phố đã bố trí, cấp cho Sở GD&ĐT gần 109 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi dưỡng cho gần 362.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên. Trong 3 năm (từ 2020 đến 2023), TP Hà Nội đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa mới cho gần 80.000 cán bộ quản lý, giáo viên.

Hà Nội thực hiện công tác hướng dẫn đề xuất danh mục lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm đúng quy trình, công khai, minh bạch. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa thành phố thành lập, hoạt động đúng quy định và tham mưu thành phố ban hành các quyết định phê duyệt danh mục sách. Các trường đều sử dụng đúng bộ sách đã lựa chọn.

Quang cảnh cuộc làm việc.

Quang cảnh cuộc làm việc.

Thành phố đánh giá, về cơ bản giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, thu nhập của người dân. Một số trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, các nhà xuất bản phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội có chính sách tặng sách giáo khoa, giúp các em yên tâm học tập.

Về việc biên soạn, thẩm định Tài liệu giáo dục địa phương, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Đến nay, bản thảo Tài liệu giáo dục địa phương đã hoàn thành việc biên soạn, thẩm định và đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoàn thiện.

Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội báo cáo tại buổi làm việc.

Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội báo cáo tại buổi làm việc.

Khắc phục tồn tại, hạn chế

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, thời gian qua, với sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành Giáo dục cũng như của cả hệ thống chính trị và người dân, việc thực hiện Nghị quyết 88 đã đạt được những kết quả bước đầu theo đúng mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, thực tế việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập, cần có giải pháp điều chỉnh, khắc phục. Từ yêu cầu trên, Quốc hội khóa 15 đã quyết định chọn 1 trong 2 chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 là “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc đầu tư nguồn lực, chỉ đạo ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14.

Bên cạnh đó, Đoàn giám sát và UBND TP Hà Nội đã trao đổi, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến đổi mới Chương trình GDPT 2018; thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa; tài liệu giáo dục địa phương; bảo đảm đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học.

Các đại biểu tham gia thảo luận.

Các đại biểu tham gia thảo luận.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, kết quả bước đầu tương đối tốt khi Hà Nội luôn đứng đầu về học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế, tăng 7 bậc xếp loại chung về giáo dục đào tạo toàn quốc.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhìn nhận, với công tác giáo dục - đào tạo của Thủ đô, thực tế yêu cầu rất cao nhưng khả năng đáp ứng hiện nay còn hạn chế, thể hiện ở việc thiếu trường, lớp, thiếu giáo viên, thiếu thiết bị về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Nhận thức Hà Nội là trung tâm lớn về giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ của đất nước, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định thành phố bảo đảm về kinh phí đầu tư dành cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển lâu dài của Thủ đô.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị TP Hà Nội bố trí kinh phí để bảo đảm thực hiện tốt Chương trình, sách giáo khoa mới. Đồng thời quan tâm bố trí ngân sách để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai chương trình có hiệu quả.

Hà Nội cũng cần nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên; rà soát, đánh giá thực trạng để bố trí giáo viên dạy các môn học mới phù hợp. Cần phát huy sự chủ động của cơ sở giáo dục và nhà giáo trong xây dựng kế hoạch dạy học, đổi mới phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục để đạt được mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, chuyên đề giám sát hướng tới mục đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 về công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2014-2022. Qua đó làm rõ kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Đồng thời, chuyên đề giám sát cũng hướng đến đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tiếp tục triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 88.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.