Chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường – Sự cần thiết trong xu hướng mới

GD&TĐ - Giao lưu trực tuyến với chủ đề 'Chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường – Sự cần thiết trong xu hướng mới' diễn ra trên báo GD&TĐ từ 9-10h ngày 29/11.

Chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường – Sự cần thiết trong xu hướng mới

Các khách mời tham gia chương trình:

- NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia;

- Cô Nguyễn Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Tuy, Hà Nội.

Gia đình, nhà trường và toàn xã hội đang tập trung cho vấn đề dinh dưỡng học đường mà một trong những nhân tố quan trọng nhất là giáo dục dinh dưỡng học đường. Để một thế hệ trẻ mới có một thể trạng tốt với khả năng tự ý thức, tự chủ động hiểu về dinh dưỡng, tự chăm sóc bản thân khoa học, hợp lý, lành mạnh…

Cũng chính vì thế, những chương trình về dinh dưỡng được coi là chiến lược quốc gia với các mục tiêu cụ thể do chính phủ, bộ ngành đặt ra với kì vọng rất lớn.

2778ba9618f0a2aefbe1.jpg
Nhà báo Hoàng Thế Thanh, Phó Trưởng ban Điện tử tặng hoa cô Nguyễn Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Tuy, Hà Nội tại điểm cầu Hà Nội.
5f594b965af0e0aeb9e11.jpg
Nhà báo Nguyễn Anh Tú, Phó Trưởng cơ quan thường trú Báo GD&TĐ tại TPHCM tặng hoa PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại điểm cầu TPHCM.

Dù đã đạt được các kết quả nhất định, nhưng vấn đề giáo dục dinh dưỡng học đường vẫn đang gặp nhiều khó khăn với các hiện trạng đầy thử thách như: Sự chênh lệch về thể trạng vùng miền với tỷ lệ trẻ béo phì hoặc tỷ lệ suy dinh dưỡng, hình thức giáo dục dinh dưỡng còn đơn giản khó tiếp thu và khác biệt giữa các địa phương, kiến thức giáo dục dinh dưỡng với nhiều thông tin nhiễu, thông tin sai các nguồn không chính thống tác động…

Để mổ xẻ nguyên nhân, làm rõ hơn thực trạng từ cơ sở và đề xuất một số giải pháp để giáo dục dinh dưỡng học đường ngày càng hiệu quả, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường – Sự cần thiết trong xu hướng mới”.

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua Fanpage của Báo.

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

Bạn đọc

Bạn Trương Huyền My:

Khuyến khích trẻ ăn rau, nhà trường và gia đình nên có biện pháp nào? Có nên kết hợp nhiều loại rau trong một bữa ăn không? Những chất trong rau có vai trò thế nào với sức khoẻ của trẻ?

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Rau là một trong những thực phẩm rất quan trọng trong bữa ăn của trẻ, vì: Rau giúp cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp trẻ ăn ngon miệng. Đặc biệt, trong rau có chất xơ giúp phòng tránh táo bón, giúp trẻ vui vẻ hơn, ăn đủ lượng để đáp ứng nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi.

Không có loại rau nào là tốt nhất, do đó, cần kết hợp nhiều loại rau và nhiều màu sắc rau khác nhau trong một bữa ăn của trẻ. Thông thường, trẻ thường biếng ăn rau. Do đó, để khuyến khích trẻ ăn rau, phụ huynh và nhà trường cần lưu ý cách chế biến và độ mềm của rau phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Bên cạnh đó, đối với trẻ nhỏ, nên chú trọng đến cách trình bày món rau để tăng sự hấp dẫn với trẻ theo màu sắc, trang trí thành những hình những trẻ thích. Đối trẻ lớn, phụ huynh nên rủ trẻ đi chợ, tham gia nấu ăn để trẻ có quyền lựa chọn và chế biến rau. Như vậy, khi trẻ ăn sẽ không bị cảm nhận rằng mình đang phải ăn rau mà đang ăn thực phẩm do chính bản thân lựa chọn và ăn món ăn mà trẻ nấu.

Thông qua việc lựa chọn và phối hợp thực phẩm để tạo món ăn, gia đình và nhà trường cần cho trẻ biết về giá trị dinh dưỡng và tác dụng của từng món rau đối với sức khỏe để trẻ nâng cao nhận thức, hình thành thói quen tốt và thực hành đúng trong việc ăn rau.

Bạn đọc

Bạn Lâm Anh - Thái Bình:

Với kinh nghiệm nghiên cứu, quản lý nhiều năm, theo ông có cần thiết có môn/khoa giáo dục dưỡng thuộc bộ môn Giáo dục thể chất trong nhà trường ngay từ các cấp bậc học nhỏ nhất?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

Từ những năm 1996, môn học giáo dục sức khỏe đã ra đời trong đó có các chương về giáo dục dưỡng dinh học đường ở bậc tiểu học và được các nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, sau năm 2000, Bộ GD đã bỏ môn học này ở bậc tiểu học.

Cho nên, tôi cho rằng, cần thiết phải quan tâm tới giáo dục thể chất và giáo dục dinh dưỡng trong tất cả các bậc học.

Bạn đọc

Bạn Tuấn Phong - Mộc Châu:

PGS.TS có thể đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để giáo dục dinh dưỡng học đường được toàn diện hơn?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

Trong thời gian tới cần phải có những phân tích, tài liệu cụ thể về giáo dục dinh dưỡng học đường để truyền thông đại chúng trong các trường học và cộng đồng nắm được. Ngoài ra, cần nhân rộng việc xây dựng một số mô hình phù hợp với từng nhà trường và địa phương.

Các cấp quản lý phải coi giáo dục dinh dưỡng học đường là vấn đề trọng tâm trong giáo dục toàn diện của nhà trường.

Trong tương lai, cần có luật về dinh dưỡng học đường, cần coi vấn đề này là mục tiêu cần thực hiện thành công trong giáo dục.

Bạn đọc

Bạn Thùy Linh:

Dù đã có nhiều thay đổi, nhưng giáo dục dinh dưỡng mới là bước đầu và còn nhiều điểm cần tháo gỡ, theo hiệu trưởng những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thể trạng được nhiều chuyên gia coi là đáng báo động của một số học sinh ở lứa tuổi tiểu học

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Theo tôi, một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thể trạng đáng báo động của một số học sinh tiểu học có thể kể đến như: Thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu thói quen vận động thể chất và sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng của phụ huynh.

z6079066821856-1e0ff76755b7f100c0982f9013c44a75.jpg
Ngày hội Thể dục thể thao của Trường Tiểu học Vĩnh Tuy.

Một phần do môi trường học đường cũng chưa tạo ra đủ cơ hội cho các em tham gia vào các hoạt động thể thao. Cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giải quyết vấn đề này.

Bạn đọc

Bạn Tran Hung, Ha Noi:

Ở góc độ vừa người mẹ và vừa là người quản lý, xin cô chia sẻ việc mình giáo dục dinh dưỡng cho con em người thân mình ra sao để thực sự khoa học, đúng đắn?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cảm ơn vì câu hỏi rất hay của bạn!

Là một người mẹ đồng thời là một giáo viên, tôi nhận thức rõ rằng giáo dục dinh dưỡng không chỉ là lý thuyết trong sách vở mà còn phải được thực hiện từ những thói quen hàng ngày trong gia đình. Việc giáo dục dinh dưỡng cần đảm bảo khoa học, thực tiễn và gần gũi để các con hiểu và tự mình xây dựng lối sống lành mạnh.

80bed10ced6c57320e7d.jpg

Dưới đây là cách tôi đã áp dụng cho con cái và những em nhỏ thân thuộc:

Làm gương từ chính bản thân

Trẻ em thường học từ hành động của người lớn, vì vậy tôi luôn chú ý duy trì thói quen ăn uống lành mạnh trong gia đình.

Hạn chế đồ ăn vặt không lành mạnh và thực phẩm chế biến sẵn. Khi gia đình ăn cùng nhau, tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau xanh, trái cây và nước uống trong mỗi bữa ăn.

Xây dựng thực đơn cân đối và phù hợp

Tôi luôn áp dụng nguyên tắc đa dạng hóa thực phẩm: đảm bảo bữa ăn có đầy đủ các nhóm chất (tinh bột, protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất).

Thay đổi cách chế biến để bữa ăn không nhàm chán, ví dụ: nếu con không thích rau luộc, tôi sẽ biến tấu thành rau trộn hoặc súp rau củ.

Hạn chế dầu mỡ, đường và muối trong bữa ăn, đồng thời chọn thực phẩm tươi sống, sạch sẽ.

Khuyến khích trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn

Tôi thường rủ các con cùng đi chợ hoặc siêu thị để chọn thực phẩm, qua đó dạy các em cách nhận biết thực phẩm tươi ngon và an toàn.

Trẻ em rất thích tự tay làm mọi thứ, vì vậy tôi để con tham gia vào việc rửa rau, xếp thức ăn hoặc trang trí món ăn. Điều này không chỉ tạo hứng thú mà còn giúp các con hiểu giá trị của bữa ăn.

Tạo môi trường ăn uống tích cực

Tôi luôn duy trì không khí vui vẻ, thoải mái trong mỗi bữa ăn để trẻ không cảm thấy bị ép buộc hoặc căng thẳng.

Quy định không sử dụng điện thoại hay TV trong khi ăn để trẻ tập trung vào bữa ăn, cảm nhận hương vị và kiểm soát lượng ăn.

Giáo dục trẻ qua các hoạt động thú vị

Trò chơi dinh dưỡng: Tôi thiết kế các trò chơi nhỏ như phân loại thực phẩm theo nhóm chất, hoặc cùng con tạo ra “bánh xe dinh dưỡng” để ghi nhớ tỷ lệ cân đối giữa các nhóm thực phẩm.

Câu chuyện thực phẩm: Tôi kể cho các con nghe những câu chuyện thú vị về nguồn gốc thực phẩm, hoặc tác dụng của từng loại thực phẩm đối với cơ thể, để khơi gợi sự tò mò và yêu thích.

Trồng cây tại nhà: Tôi cùng con trồng rau, cây ăn trái tại nhà. Trẻ rất hào hứng khi được ăn những gì tự tay mình trồng.

Kết hợp giáo dục dinh dưỡng và vận động

Tôi luôn nhấn mạnh rằng ăn uống lành mạnh phải đi đôi với vận động. Vì vậy, tôi khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, đá bóng, hoặc đơn giản là chơi đùa trong sân.

Hạn chế thời gian ngồi trước màn hình để giảm nguy cơ béo phì và rối loạn dinh dưỡng.

Kết nối với gia đình và nhà trường

Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên khác và phụ huynh để chia sẻ cách giáo dục dinh dưỡng, đồng thời thống nhất cách tiếp cận đồng bộ giữa gia đình và nhà trường.

Tham gia tích cực vào các hoạt động dinh dưỡng do trường tổ chức để con hiểu rằng đây là điều quan trọng và có sự đồng hành từ nhiều phía.

Bằng cách kết hợp giữa kiến thức chuyên môn của giáo viên và tình yêu thương, kiên nhẫn của một người mẹ, tôi tin rằng trẻ sẽ không chỉ học được cách ăn uống lành mạnh mà còn phát triển ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân trong suốt cuộc đời.

Bạn đọc

Bạn Bùi Xuân Trọng:

Việc giáo dục kiến thức về dinh dưỡng học đường cho trẻ là nên hay không? Việc hiểu về dinh dưỡng học đường có thể mang lại những lợi ích nào cho trẻ?

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Theo tôi, giáo dục kiến thức dinh dưỡng học đường cho trẻ là rất cần thiết. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, trí não và sức khỏe của trẻ. Trẻ hiểu biết kiến thức dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tự lựa chọn thực phẩm tốt, hình thành thói quen ăn uống tốt, thực hành dinh dưỡng tốt.

Tuy nhiên, để trẻ có kiến thức về dinh dưỡng đúng và tốt, cần xây dựng, cập nhật tài liệu về dinh dưỡng cho trẻ phù hợp về độ tuổi; có sự đổi mới về phương pháp truyền thông giáo dục. Nhà trường tổ chức giáo dục truyền thông dinh dưỡng cho nhà trường, phụ huynh và học sinh.

Tổ chức sinh hoạt định kỳ hội phụ huynh, học sinh, các đoàn thể như đoàn thiếu niên, thanh niên… để giáo dục truyền thông, chia sẻ các nội dung về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, giúp trẻ có những thực hành dinh dưỡng hợp lý thông qua các giờ học chính khóa và ngoại khóa.

Theo tôi, giáo dục kiến thức dinh dưỡng học đường cho trẻ là rất cần thiết. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, trí não và sức khỏe của trẻ. Trẻ hiểu biết kiến thức dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tự lựa chọn thực phẩm tốt, hình thành thói quen ăn uống tốt, thực hành dinh dưỡng tốt.

Tuy nhiên, để trẻ có kiến thức về dinh dưỡng đúng và tốt, cần xây dựng, cập nhật tài liệu về dinh dưỡng cho trẻ phù hợp về độ tuổi; có sự đổi mới về phương pháp truyền thông giáo dục. Nhà trường tổ chức giáo dục truyền thông dinh dưỡng cho nhà trường, phụ huynh và học sinh.

Nếu có thể tổ chức sinh hoạt định kỳ hội phụ huynh, học sinh, các đoàn thể như đội thiếu niên, đoàn thanh niên trong nhà trường… để giáo dục truyền thông, chia sẻ các nội dung về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, giúp trẻ có những thực hành dinh dưỡng hợp lý thông qua các giờ học chính khóa và ngoại khóa.

613eb1d8ccb976e72fa8.jpg
Báo Giáo dục và Thời đại tặng hoa cảm ơn cho PGS.TS Lê Bạch Mai.

Theo tôi, mỗi bữa ăn của trẻ nên kết hợp hài hòa với việc giới thiệu về vai trò của thực phẩm trước bữa ăn bán trú hoặc bữa ăn gia đình; hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm; hướng dẫn sự kết hợp các loại thực phẩm tạo bữa ăn đa dạng; ngày nghỉ có thể tham gia đi chợ, nấu ăn tại gia đình.

Thông qua các bữa ăn bán trú, nhà trường có thể giáo dục kiến thức dinh dưỡng về lựa chọn và chế biến thực phẩm, nhóm thực phẩm… Bên cạnh đó, nhà trường cần nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề dinh dưỡng thông qua đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

Bạn đọc

Bạn Hạnh Nguyên - Bạc Liêu:

Các thông tin về giáo dục dinh dưỡng thời gian gần đây bị nhiễu do các thông tin không chuẩn từ mạng Internet, mạng xã hội... thậm chí có thông tin sai lệch, thông tin giả. Vậy theo PGS.TS cần chuẩn hóa thông tin như thế nào và phổ biến ra sao?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

3177b63cff5c45021c4d.jpg

Không riêng thông tin về dinh dưỡng học đường mà có rất nhiều thông tin khác trong trường học hiện nay cũng chưa được đưa tin một cách chính xác, thậm chí còn sai lệch.

Từ đó, cần trang bị cho giáo viên, phụ huynh những kiến thức cần thiết về dinh dưỡng học đường để có thể chắt lọc được những thông tin cần thiết và hữu ích, tránh những thông tin nhiễu, sai lệch.

Bạn đọc

Bạn Hoàng Bảo Trân:

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, trẻ còn cần kết hợp với hoạt động thể chất như thế nào để bảo đảm cho và sự phát triển tốt?

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Ngoài chế độ ăn uống, hoạt động thể lực có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao, giúp tăng cường sự rắn chắc của xương và cơ bắp, nâng cao sức khỏe; tăng sự linh hoạt, nhanh nhẹn, sức mạnh, sức bền của học sinh.

Bên cạnh đó, hoạt động thể lực đóng vai trò rất quan trọng trong đảm bảo cân bằng năng lượng, duy trì cân nặng hợp lý, phòng chống thừa cân béo phì, giảm nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm như K, THA, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính....

Ngoài ra, hoạt động thể lực còn giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng sống (kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm, khả năng thích nghi), hình thành và rèn luyện nhân cách (tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm, tính quyết đoán, tính kỷ luật) và giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới và tự tin vào bản thân.

3d2b275cea3d5063092c-1-1.jpg
Trẻ cần duy trì hoạt động thể chất thường xuyên ở nhà và ở trường để phát triển toàn diện.

Một số nghiên cứu cho thấy hoạt động thể lực đầu đủ có tác dụng giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, giảm từ 20-40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư đại trực tràng và ung thư vú; cải thiện trí nhớ, kiểm soát cân nặng.

Do đó, trẻ cần duy trì hoạt động thể chất thường xuyên ở nhà và ở trường. Ở trường, ngoài những tiết học thể chất chính khóa, cần có những giờ hoạt động ngoại khóa; khuyến khích các bạn tham gia các trò chơi vận động; nhiều mô hình trò chơi liên quan đến vận động tại sân trường; có khoảng không đủ rộng để trẻ tham gia các hoạt động thể chất...

Duy trì tập thể dục giữa giờ, yêu cầu tất cả học sinh tham gia. Nên kết hợp hoạt động thể chất ở các buổi sinh hoạt chung của lớp hoặc toàn trường.

Ngoài ra, những hoạt động thể chất ở nhà trường nên mang tính cộng đồng, không nên chỉ mang tính chuyên nghiệp hoặc giới hạn khả năng trẻ tham gia.

Đồng thời, ở nhà, các bậc phụ huynh nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ thực hiện hoạt động thể lực hợp lý tại gia đình, như: Tập thể dục buổi sáng, leo cầu thang, tham gia phụ giúp công việc nhà, đạp xe,… hoặc tổ chức một số buổi dã ngoại cuối tuần để trẻ tham gia trải nghiệm.

Phụ huynh nên làm gương và động viên con tham gia đầy đủ các hoạt động thể lực tại nhà và ở trường. Thời gian hoạt động thể chất của trẻ trung bình đạt 60 phút/ngày x 5 ngày/tuần.

Bạn đọc

Bạn Khánh Trần - Ninh Thuận:

Cùng với đó, sự kết nối giữa nhà trường gia đình cần thay đổi gì trong thời gian tới khi vấn đề chăm sóc giáo dục dinh dưỡng không chỉ thời gian ở nhà hoặc ở trường mà là một quá trình xuyên suốt, thống nhất, thưa ông?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

Sự kết nối giữa nhà trường gia đình cần có sự thay đổi về mặt nhận thức và thái độ và cần có sự chung tay về để phát triển dinh dưỡng học đường ngày một tốt hơn.

Trong thời gian tới, các gia đình cần phải được biết, cần phải được làm và nắm rõ về vấn đề giáo dục học đường cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường và phụ huynh cần có sự trao đổi thường xuyên về sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ nhỏ.

Bạn đọc

Bạn Trần Hòa, Nam Định:

Cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh và nhà trường trong giáo dục dinh dưỡng học đường cần thay đổi, bổ sung gì trong thời gian tới thưa hiệu trưởng?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

d624ca8791e72bb972f6.jpg

Theo tôi, cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh cần được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là thông qua các buổi gặp mặt định kỳ, các hội thảo về dinh dưỡng, hoặc các chương trình tư vấn cho phụ huynh.

Nhà trường sẽ phát triển các kênh thông tin điện tử như website, nhóm trực tuyến để dễ dàng trao đổi thông tin và chia sẻ các kiến thức dinh dưỡng giữa nhà trường và phụ huynh.

Bạn đọc

Bạn Thu Anh, Đông Anh, Hà Nội:

Các phụ huynh thường tâm sự gì với các cô giáo và hiệu trưởng về việc chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng con em mình?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tại Trường Tiểu học Vĩnh Tuy, khi trao đổi với các cô giáo về việc chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng cho con em, các phụ huynh thường tâm sự nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất, tinh thần và sức khỏe của trẻ.

Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống của trẻ

Phụ huynh thường chia sẻ về các khẩu phần ăn, thói quen ăn uống của trẻ ở nhà, liệu trẻ có ăn đủ các nhóm thực phẩm hay không, có thích ăn rau củ quả, hay có những thực phẩm yêu thích hoặc dị ứng nào cần tránh không.

Họ cũng có thể hỏi các cô giáo về những thực phẩm phù hợp cho trẻ trong độ tuổi phát triển, đặc biệt là trong môi trường học tập như ở trường mầm non.

Vấn đề về biếng ăn hoặc lười ăn

Một số phụ huynh chia sẻ về tình trạng trẻ biếng ăn hoặc không ăn đủ bữa. Họ có thể hỏi các cô giáo xem con mình có ăn uống tốt ở trường hay không, và nhờ cô giúp đỡ trong việc khuyến khích trẻ ăn uống đầy đủ và lành mạnh.

Các bậc phụ huynh cũng có thể xin ý kiến các cô giáo về cách khắc phục tình trạng biếng ăn, làm sao để tạo hứng thú cho trẻ trong bữa ăn.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự phát triển của trẻ

Phụ huynh thảo luận với cô giáo về mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Họ quan tâm đến việc liệu con mình có phát triển đúng theo các mốc phát triển hay không, và việc bổ sung dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học hỏi, tập trung và phát triển trí tuệ của trẻ.

Thực đơn và chế độ dinh dưỡng tại trường:

Các phụ huynh có thể hỏi cô giáo về thực đơn hàng ngày của trường, các bữa ăn có đảm bảo dinh dưỡng không? Có đủ các nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ hay không?.

Phụ huynh cũng có thể thảo luận về những món ăn mà trẻ thích hay không thích ở trường để giúp các cô giáo điều chỉnh thực đơn phù hợp hơn.

Bạn đọc

Bạn Tuấn Khang - Đồng Tháp:

Theo ông, vai trò của giáo viên và gia đình cần thay đổi như thế nào trong việc giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

a2.jpg

Giáo viên và gia đình phải là người đầu tiên nắm được kiến thức, vai trò của giáo dục dinh dưỡng cũng như các kĩ năng trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Luôn luôn phải thể hiện thái độ nêu gương của bản thân về chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn tại nhà trường và gia đình.

Bạn đọc

Bạn Thanh Thanh, Hà Nội:

Ở chiều khác, bản thân các giáo viên, cán bộ trong trường có những câu chuyện, tâm sự đề xuất gì với hiệu trưởng từ các tình huống thực tế chăm sóc các em?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tại trường TH Vĩnh Tuy, các giáo viên thường chia sẻ những khó khăn khi hướng dẫn học sinh nhỏ tuổi về dinh dưỡng, đặc biệt là khi các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh.

Một số giáo viên đề xuất cần có thêm tài liệu hỗ trợ giảng dạy về dinh dưỡng, cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú để các em có thể học tập và áp dụng kiến thức về dinh dưỡng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bạn đọc

Bạn Bích Trầm - Thanh Hóa:

Theo PGS.TS dự báo, xu hướng và vai trò giáo dục dinh dưỡng học đường trong thời gian tới sẽ được thay đổi ra sao trong tình hình thời đại chuyển đổi mạnh mẽ về mọi mặt?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

Dinh dưỡng học đường ngày được quan tâm. Bởi, điều này rất quan trọng tới sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Trong đó, không chỉ phát triển về mặt thể chất mà còn phát triển về mặt trí tuệ, tinh thần mà còn về mặt tình cảm xã hội, lối sống văn hóa.

Ngày nay, các gia đình có con nhỏ cũng như con học ở phổ thông, thấy được yếu tố quyết định phát triển năng lực, tiềm năng của trẻ ngoài yếu tố di truyền gia đình thì yếu tố về mặt môi trường, trong đó có dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Vì vậy, việc giáo dục, chăm sóc dinh dưỡng học đường rất cần được quan tâm và có những giải pháp thiết thực từ chỉ đạo, cơ chế, chính sách cho tới biện pháp cụ thể thì mới có thể hy vọng giải quyết được những vấn đề này, bởi nó tác động tới sự phát triển trí tuệ, sức khỏe, tinh thần của trẻ em.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Ngọc Phúc:

Thực tế cho thấy, không ít trẻ có vẻ ngoài mũm mĩm, thậm chí thừa cân nhưng vẫn đối mặt với tình trạng thiếu vi chất. Chuyên gia có thể nêu một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu vi chất dinh dưỡng?

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Hiện nay, thiếu vi chất dinh dưỡng – nạn đói tiềm ẩn đang nổi lên, là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ em.

Việc trẻ mũm mĩm dễ làm môt số phụ huynh nghĩ rằng trẻ đủ chất. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn xảy ra khi trẻ thừa cân. Cụ thể, trẻ thừa cân thường phản ánh trẻ dư thừa năng lượng và tích lũy mỡ chứ không phản ánh đúng tình trạng vi chất của trẻ.

Khi trẻ bị thiếu vi chất thường không chỉ là thiếu một vi chất đơn lẻ mà thường thiếu đồng thời nhiều vi chất. Do đó, các dấu hiệu về thiếu vi chất thường chung chung, không rõ, dễ nhầm lẫn với dấu hiệu một số bệnh lý khác, cho đến khi bộc lộ dấu hiệu đặc hiệu thiếu của từng loại vi chất thì đã quá muộn.

anh-minh-hoa.jpg
Việc trẻ mũm mĩm dễ làm môt số phụ huynh nghĩ rằng trẻ đủ chất. (Ảnh minh họa).

Theo đó, một số dấu hiệu để gợi ý phụ huynh nghĩ đến tình trạng trẻ thiếu vi chất, gồm: Trẻ dễ mắc bệnh, hay ốm vặt, chậm tăng trưởng, một số trẻ có thể có thị lực kém do thiếu Vitamin A; trẻ mệt mỏi, da xanh, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung có thể là biểu hiện của trẻ thiếu Sắt.

Những dấu hiệu như mệt mỏi, tăng trưởng chậm, biếng ăn, dễ mắc bệnh thường là biểu hiện của việc thiếu Kẽm. Ngoài ra, trẻ có thể khó ngủ, ngủ không ngon giấc, biếng ăn, rụng tóc vành khăn có thể liên quan đến việc thiếu Vitamin D…

Việc phát hiện sớm trẻ thiếu vi chất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý phát hiện các dấu hiệu thiếu vi chất sớm của trẻ để kịp thời cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra và điều trị.

Bạn đọc

Bạn Hung Ha:

Những đề xuất lớn nhất của nhà trường về giáo dục dinh dưỡng thời gian tới để nâng cao vai trò như một môn học hấp dẫn với các em học sinh?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Theo tôi, để giáo dục dinh dưỡng trở thành một môn học hấp dẫn và thực sự có ý nghĩa đối với học sinh, nhà trường có thể tập trung vào các đề xuất sau:

1. Xây dựng phương pháp dạy học sinh động và tương tác

- Thiết kế bài giảng thực tế: Sử dụng hình ảnh, video minh họa về các nhóm thực phẩm, quy trình chế biến lành mạnh và tầm quan trọng của dinh dưỡng.

- Hoạt động thực hành: Tổ chức các buổi học nấu ăn cơ bản, nhận biết thực phẩm sạch, hoặc làm thực đơn dinh dưỡng.

- Ứng dụng công nghệ: Sử dụng ứng dụng hoặc phần mềm giáo dục tương tác để học sinh khám phá các khía cạnh của dinh dưỡng, chẳng hạn như theo dõi khẩu phần ăn hoặc trò chơi xây dựng chế độ ăn cân bằng.

2. Tăng cường trải nghiệm học tập ngoài lớp học

z6079821916406-d2e8fdfbb10909cb9734152827f8be47.jpg
Học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Tuy trong buổi trải nghiệm học tập ngoài lớp học.

- Tham quan thực tế: Đưa học sinh đến các trang trại, nhà máy chế biến thực phẩm sạch hoặc siêu thị để học về nguồn gốc thực phẩm.

- Vườn trường học tập: Xây dựng một khu vườn nhỏ tại trường để học sinh tự trồng và chăm sóc rau củ, qua đó hiểu rõ hơn về thực phẩm tự nhiên.

3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa và thi đua

- Tổ chức các cuộc thi như: “Chế biến bữa ăn lành mạnh”, “Nhà thiết kế thực đơn tài ba” hoặc “Hội chợ ẩm thực dinh dưỡng”.

- Mời chuyên gia dinh dưỡng, đầu bếp hoặc người nổi tiếng đến giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về ăn uống lành mạnh.

4. Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng

- Tổ chức các buổi hội thảo dành cho phụ huynh để cùng xây dựng thói quen dinh dưỡng tốt tại gia đình.

- Phát động các chiến dịch tuyên truyền về dinh dưỡng lành mạnh, chẳng hạn: “Tuần lễ không đồ ăn nhanh”.

Bạn đọc

Bạn Trung Anh - Bắc Giang:

PGS.TS đã từng nghiên cứu kinh nghiệm các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, các nước EU trong vấn đề giáo dục dinh dưỡng học đường liên quan tới giáo dục thể chất này như thế nào?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

Giáo dục dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất có liên quan mật thiết tới nhau. Hai hoạt động này có sự gắn kết, bổ trợ cho nhau.

Bạn đọc

Bạn Anh Thư:

Thực trạng các học sinh có thể trạng thiếu cân hoặc phổ biến là thừa cân đang là mối lo của toàn xã hội trong thời gian tới, cô nhìn nhận gì về vấn đề này từ thực tiễn trường mình?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

1cdca95f383e8260db2f.jpg

Tình trạng học sinh có thể trạng thiếu cân hoặc thừa cân thực sự là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng lối sống và thói quen ăn uống đang thay đổi mạnh mẽ. Dựa trên thực tiễn tại trường, có thể nhận thấy

Một số nguyên nhân và biểu hiện chính:

Học sinh thiếu cân: Chủ yếu gặp ở các em không được bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết. Một số em bỏ bữa hoặc ăn uống không đều đặn.

Học sinh thừa cân, béo phì: Tăng nhanh do xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn (đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas), lối sống ít vận động, và thời gian ngồi trước màn hình (học online, chơi game) kéo dài.

Nguyên nhân chính

Chế độ dinh dưỡng không cân đối: Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng lành mạnh. Phụ huynh nhiều khi cũng thiếu kiến thức hoặc chiều con trong việc lựa chọn thực phẩm.

Thiếu vận động thể chất: Thời gian học và lịch trình dày đặc khiến các em ít tham gia các hoạt động thể thao. Sân chơi tại trường và khu dân cư cũng hạn chế.

Tác động

Đối với sức khỏe: Tình trạng thiếu hoặc thừa cân đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. Các em thiếu cân có nguy cơ suy giảm miễn dịch, thiếu năng lượng để học tập, trong khi thừa cân dễ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch.

Đối với học tập: Cơ thể không khỏe mạnh ảnh hưởng đến khả năng tập trung và thành tích học tập.

Đề xuất giải pháp từ góc độ trường học

Tăng cường giáo dục dinh dưỡng: Lồng ghép vào chương trình học, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống cân đối.

Khuyến khích hoạt động thể thao: Mở rộng các câu lạc bộ thể thao, tổ chức các sự kiện vận động, xây dựng không gian vui chơi để học sinh tham gia tích cực hơn.

Giám sát bữa ăn bán trú: Đảm bảo khẩu phần ăn tại trường cung cấp đủ dinh dưỡng và phù hợp với từng độ tuổi.

Hợp tác với phụ huynh: Tăng cường kết nối để hướng dẫn cách xây dựng bữa ăn gia đình hợp lý, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của học sinh.

Vấn đề này cần sự chung tay của cả nhà trường, phụ huynh và xã hội để tạo môi trường sống lành mạnh và cân đối hơn cho thế hệ trẻ.

Bạn đọc

Bạn Quang Khánh - Hà Nam:

Có ý kiến cho rằng, thực trạng vấn đề dinh dưỡng học đường đang tập trung nhiều vào bữa ăn học đường, theo PGS.TS, thực tế cần mở rộng khái niệm và các nội hàm cần chú trọng trong dinh dưỡng học đường?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

Ý kiến cho rằng, thực trạng vấn đề dinh dưỡng học đường đang tập trung nhiều vào bữa ăn học đường là chưa chính xác. Bởi vấn đề dinh dưỡng học đường bao hàm nhiều nội hàm như:

Thứ 1: Giáo dục dinh dưỡng

Tức là người giáo viên và người học phải được dạy giá trị dinh dưỡng đối với con người là như thế nào. Phải được biết nhu cầu dinh dưỡng theo từng độ tuổi là ra sao. Và phải biết giá trị của thực phẩm để xây dựng thực đơn trong gia đình và trường học.

Giáo dục về văn hóa ẩm thực. Giáo dục trẻ em thông qua bữa ăn lòng biết ơn, tình yêu, giáo dục tính kỉ luật, tính tự lập cho trẻ.

Thứ 2: Chăm sóc dinh dưỡng

Cán bộ quản lý, người thầy cũng như cha mẹ phải nắm được biết kiến thức, kĩ năng cơ bản để xây dựng bữa ăn của trẻ.

Bên cạnh đó, việc xây dựng bếp ăn, bảo vệ, kiểm tra giám sát, đảm bảo an toàn chất lượng của bữa ăn cho trẻ cũng rất cần được chú trọng, không để xảy ra tai nạn, ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ.

Bạn đọc

Bạn Ngọc Linh, Hà Nội:

Những khó khăn thực tế khi nhận thức của các học sinh nhỏ tuổi chưa đủ để tiếp nhận những kiến thức dinh dưỡng tương đối khó, vậy nhà trường đã đơn giản hóa, làm sinh động kiến thức bài giảng qua các kênh, các hình thức như thế nào?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Học sinh tiểu học nhỏ tuổi còn ăn theo sở thích, chưa nhận thức được vai trò của dinh dưỡng từ món ăn. Hơn nữa bố mẹ hay chiều, cho con ăn theo sở thích nên khi đến trường, nhà trường và cô giáo gặp khó khăn khi cho con ăn đủ dinh dưỡng và rất vất vả để hướng dẫn các con ăn đủ dinh dưỡng.

Để khắc phục khó khăn này, Trường Tiểu học Vĩnh Tuy sử dụng những phương pháp sau:

z6079758186725-34ad29c6e7140b2e504e40ec7bc5e7ed.jpg
Một tiết trải nghiệm giáo dục dinh dưỡng trong bữa ăn tại Trường Tiểu học Vĩnh Tuy.

- Sử dụng hình ảnh và đồ họa sinh động.

- Dạy qua trò chơi.

- Sử dụng câu chuyện và video.

- Hướng dẫn qua các hoạt động thực tế.

- Khuyến khích sự tham gia của phụ huynh.

- Lồng ghép kiến thức vào các môn học khác.

- Tạo môi trường học tập tích cực và khuyến khích.

- Sử dụng các bài hát và vần điệu.

Bạn đọc

Bạn Phương Hoa - Ba Đình:

Theo ông, việc giáo dục dinh dưỡng cần thiết và cấp thiết như thế nào ở tất cả các cấp học, bậc học, đặc biệt là giáo dục ý thức tự chủ động cho học trò ngay từ các bậc học mầm non, tiểu học?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

a1.jpg

Việc giáo dục dinh dưỡng là rất cần thiết ở tất cả các cấp học bởi nó liên quan tới từng trẻ theo từng lứa tuổi khác nhau. Cho nên phải bắt đầu giáo dục dinh dưỡng cho tất cả các bậc học, chứ không coi trọng bậc học riêng nào.

Với trẻ nhỏ, đây là giai đoạn vàng để trẻ phải triển chiều cao. Giai đoạn này trẻ rất cần các loại vitamin để phát triển xương, não bộ cho nên trẻ em ở giai đoạn này cần bổ sung thêm rau củ để tăng thêm vi chất và dinh dưỡng.

Trên 12 tuổi, trẻ bước vào tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn tăng chiều cao thứ 2 của cuộc đời. Dinh dưỡng có vai trò thúc đẩy chiều cao rất quan trọng ở giai đoạn này.

Để cải thiện tầm vóc của con người phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng và môi trường sống từ giai đoạn thai nhi cho tới năm 19 tuổi.

Bạn đọc

Bạn Kim Anh - Hoàng Mai:

Với góc nhìn của chuyên gia, nhà giáo đồng thời từng lâu năm là nhà quản lý, PGS.TS nhận thấy vai trò của vấn đề dinh dưỡng trong giáo dục thể chất học đường trong những năm qua đã được quan tâm chú trọng và thay đổi về mặt nhận thức cũng như quản lý như thế nào?

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT)

7d147843b0ff0ba152ee.jpg
NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT).

Giáo dục dinh dưỡng đã có từ thập kỷ 90 của thế kỉ XX. Lúc đó, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đã tiếp nhận, triển khai các dự án của UNICEF và các tổ chức quốc tế trong một số trường học, ở một số địa phương. Từ đó, dinh dưỡng học đường ngày được quan tâm hơn.
Một là: dinh dưỡng học đường trở thành trào lưu, rất nhiều nước đã quan tâm tới vấn đề này. Thứ hai: nhận thức của các nhà quản lý nhà nước, Bộ ngành và các cơ sở giáo dục ngày một tăng lên. Vì vậy, dinh dưỡng học đường ngày một được quan tâm.
Trong thời gian qua, với chiến lược dinh dưỡng Quốc gia đến năm 2030 của Nhà nước đã rất quan tâm tới dinh dưỡng học đường.
Các chương trình về y tế học đường, dinh dưỡng học đường đã được Nhà nước đưa ra Nghị quyết để thực hiện. Điều đó đã thúc đẩy các địa phương, các ngành có những hành động cụ thể, giải pháp tích cực để phát triển chiến lược dinh dưỡng trong trường học.

Bạn đọc

Bạn Thu Hương, Thái Bình:

Việc giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bậc tiểu học đã được nhà trường lồng ghép thực hiện ra sao, thưa cô?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

1. Lồng ghép vào chương trình học chính khóa

- Môn khoa học, tự nhiên và xã hội: Nội dung về dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm, lợi ích của bữa ăn lành mạnh được lồng ghép trong bài giảng, giúp học sinh hiểu vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe.

- Môn giáo dục thể chất: Bài học thường kết hợp hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng hỗ trợ vận động, giúp trẻ hiểu cách ăn uống để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

Tại trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhà trường luôn chú trọng tăng cường giáo dục thể chất cho học sinh. Chẳng hạn, nhà trường đưa môn bóng rổ lồng ghép vào môn học chính khóa cho học sinh và tổ chức nhiều câu lạc bộ thể dục thể thao cho học sinhnhư: Giải bóng đá mini liên khối hàng năm, giải cầu lông, võ thuật cho học sinh...

Đặc biệt, học sinh nhà trường vừa giành giải Nhất toàn đoàn môn võ Takedo giành cho học sinh tiểu học quận Hai Bà Trưng.

2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

z6079750831985-699f62c2befe356f4a2a6abc3482168a.jpg
Học sinh lớp 1 A6 Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang thực hành nấu cơm trong ngày hội "Mâm cơm hạnh phúc".

Hội thi và trò chơi:

- Thi tìm hiểu về dinh dưỡng qua các câu đố hoặc trò chơi như “Ai chọn thực phẩm đúng?

- Hội thi nấu ăn hoặc bày trí bữa ăn lành mạnh dành cho học sinh và phụ huynh. Đầu năm học này, nhà trường vừa tổ chức hội thi Nấu ăn với chủ đề "Mâm cơm hạnh phúc".

Tại hội thi, các em được tự tay nấu những món ăn quen thuộc hàng ngày trong gia đình. Sau đó các em thưởng thức các món do mình tự tay chế biến. Qua hoạt động này, HS được tìm hiểu và biết cách lựa chọn thực đơn đảm bảo dinh dưỡng, biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn.

Ngày hội dinh dưỡng:

Nhà trường tổ chức các ngày hội với chủ đề “Ăn uống lành mạnh", mời chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, trình bày kiến thức một cách sinh động.

3. Thực hành tại trường học

- Trồng rau và làm vườn:

Một số trường tổ chức hoạt động trồng rau sạch tại trường, hướng dẫn học sinh cách chăm sóc và thu hoạch. Trẻ em vừa học vừa thực hành, hiểu rõ nguồn gốc thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của rau củ.

- Bữa ăn bán trú:

Nhà trường thiết kế khẩu phần ăn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm. Học sinh được giáo dục về các món ăn trong bữa trưa: tại sao nên ăn rau, uống sữa hoặc hạn chế đồ chiên rán...

Mời các chuyên gia dinh dưỡng đến giao lưu, chia sẻ kiến thức, giúp học sinh hiểu rõ hơn về dinh dưỡng.

Bạn đọc

Bạn Vũ Đặng Minh Châu:

Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn cho học sinh, nhà trường cũng như nhân viên tại bếp ăn cần chú trọng vào những khâu nào?

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Để bữa ăn thực sự là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ, bữa ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát tốt 3 nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, gồm: Tác nhân vật lý, tác nhân hóa học, tác nhân vi sinh vật.

Để thực hiện được điều đó, nhà trường cần quan tâm đến nguồn cung cấp thực phẩm, phải rõ nguồn gốc xuất xứ, tươi, ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định.

Nhân viên chế biến được khám sức khỏe định kỳ, không mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định, trang phục sạch sẽ, tóc gọn gàng, vệ sinh tay,…

e3ba899d0aceb090e9df-1.jpg
PGS.TS Lê Bạch Mai tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.

Về nơi chế biến thực phẩm: Bếp ăn một chiều, nguồn nước sạch, thớt dùng cho thực phẩm sống/chín riêng, có lưu mẫu bữa ăn hàng ngày.

Đối với dụng cụ ăn uống của trẻ, phòng ăn, bàn ăn phải sạch sẽ, không gian ăn uống thoáng, mát… Trẻ phải được rửa tay trước khi ăn.

Trong trường hợp nhà trường không có bếp ăn mà phải đặt suất ăn công nghiệp, ngoài việc lựa chọn nhà sản xuất đảm bảo chế biến an toàn thực phẩm, cần lưu ý trong công tác vận chuyển (thời gian vận chuyển, xe vận chuyển,…) để tránh mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Quốc Vũ:

Có một thực tế được khá nhiều phụ huynh quan tâm là trong thời gian ở trường, nhiều trẻ có thói quen uống ít nước do “lười” đi vệ sinh. Tuy nhiên, việc uống không đủ nước có thể ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe của trẻ? Lượng nước khuyến nghị cho tuổi của trẻ là bao nhiêu, thưa chuyên gia?

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Chúng ta đều biết, nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể nói chung, đặc biệt với trẻ em. Trẻ em càng nhỏ, tỷ lệ nước trong cơ thể càng cao. Nước là môi trường cho các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể. Cụ thể, khi trẻ ăn thức, nước sẽ tác động chuyển hóa thực phẩm thành chất dinh dưỡng cho trẻ.

Nước là chất tham gia vào các phản ứng trong cơ thể. Theo đó, nếu thiếu nước thì chuỗi phản ứng trong cơ thể sẽ không diễn ra bình thường, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, như thận, hệ tiêu hóa, tim mạch…

Bên cạnh đó, nước còn tham gia vào quá trình điều nhiệt. Ví dụ, khi trẻ sốt, việc toát mồ hôi giúp trẻ hạ nhiệt độ. Ở môi trường nóng, trẻ có thể thở nhanh giúp thoát nước mang theo nhiệt qua hơi thở…

733376ba1edba485fdca.jpg
PGS.TS Lê Bạch Mai (trái) - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tham gia buổi trực tuyến.

Nước còn tham gia vào quá trình thải độc. Các chất cặn bã tan trong nước sẽ được đào thải theo đường nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Thực tế, ở môi trường học tập, có nhiều trẻ nhịn tiêu, nhịn tiểu, ít uống nước làm cho nước tiểu cô đặc, phân rắn. Nếu nhịn tiểu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận, đường tiêu hóa, táo bón. Việc táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của đại trực tràng, thậm chí gây trĩ.

Từ đó, có thể thấy, việc trẻ ít uống nước không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng của một số hệ cơ quan trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và phát triển thể chất của trẻ, như: Trẻ thường khó tính, ăn không đủ lượng, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ làm cho trẻ chậm phát triển chiều cao, thiếu cân.

Về nhu cầu nước của trẻ, tùy vào theo cân nặng mà mỗi trẻ có một lượng nước khác nhau.

Trẻ em dưới 10kg, lượng nước cần là 100ml nước/kg/ngày (bao gồm cả lượng sữa). Trẻ từ 11 – 20kg, lượng nước cần là 1000ml + 50ml nước/ngày cho mỗi kg cân nặng tăng lên sau 10kg.

Trẻ từ 21kg trở lên, lượng nước cần là 1500ml + 20ml nước/ngày cho mỗi kg cân nặng tăng lên sau 20kg.

Bạn đọc

Bạn Công Sơn, Thanh Hóa:

Với vai trò là người quản lý sâu sát, thực tiễn ở cơ sở, thưa hiệu trưởng, cô nhận thấy vai trò và sự thay đổi của giáo dục dinh dưỡng học đường thời gian qua như thế nào?

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cô Nguyễn Phương Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đặt mục tiêu 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.

3a8dd50c4c6af634af7b.jpg
Cô Nguyễn Phương Hoa giao lưu cùng độc giả báo GD&TĐ tại điểm cầu Hà Nội.

Giáo dục dinh dưỡng học đường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho học sinh, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể:

Phát triển thể chất: Cung cấp kiến thức giúp học sinh hiểu về các nhóm thực phẩm cần thiết để phát triển chiều cao, cân nặng và sức đề kháng.

Tăng cường khả năng học tập: Dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức.

Phòng ngừa bệnh tật: Giáo dục về dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường và suy dinh dưỡng.

Xây dựng thói quen ăn uống tốt: Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm giúp duy trì sức khỏe lâu dài.

Giáo dục dinh dưỡng học đường đã có nhiều thay đổi tích cực, đặc biệt trong vài năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm của các cơ quan giáo dục và y tế:

Chương trình giáo dục cải tiến: Các chương trình giáo dục dinh dưỡng được tích hợp vào sách giáo khoa hoặc các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học.

Tăng cường hợp tác đa ngành: Các trường học phối hợp với các tổ chức y tế, doanh nghiệp thực phẩm để tổ chức các buổi ngoại khóa, hội thảo về dinh dưỡng.

Cải thiện bữa ăn học đường: Các trường học đã điều chỉnh thực đơn bán trú để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân đối các nhóm thực phẩm.

Đẩy mạnh truyền thông: Các chiến dịch truyền thông về dinh dưỡng học đường thông qua mạng xã hội, tờ rơi, hoặc các buổi sinh hoạt cộng đồng giúp nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh.

Nhà trường đã chú trọng đến việc xây dựng môi trường học tập khỏe mạnh, đồng thời kết hợp với các chương trình đào tạo về dinh dưỡng để học sinh có thể tự chăm sóc sức khỏe bản thân ngay từ khi còn nhỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tích cực ứng dụng công nghệ và phần mềm học tập trực tuyến để đổi mới các tiết dạy. Ảnh minh họa: INT

Giáo dục trong Kỷ nguyên mới

GD&TĐ - Đường lối chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Đảng đối với ngành Giáo dục là luôn đề cao, ưu tiên các chính sách để phát triển giáo dục...