Chung kết Hội thi Ca múa nhạc ngành GD&ĐT An Giang

GD&TĐ -  Sở GD&ĐT An Giang phối hợp cùng Công đoàn ngành Giáo dục khai mạc vòng chung kết Hội thi Ca múa nhạc năm học 2022 - 2023.

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho đại diện Phòng GD&ĐT của 11 huyện, thị xã, thành phố tham dự hội thi.
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho đại diện Phòng GD&ĐT của 11 huyện, thị xã, thành phố tham dự hội thi.

Vòng chung kết Hội thi Ca múa nhạc ngành GD&ĐT tỉnh An Giang diễn ra từ ngày 22/3 đến ngày 28/3/2023 và công diễn, tổng kết phát thưởng vào tối 29/3.

Tranh tài tại vòng chung kết Hội thi Ca múa nhạc ngành GD&ĐT tỉnh An Giang năm học 2022 – 2023 có 11 phòng GDĐT và 11 cụm trường THPT đến từ 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng. Có gần 800 diễn viên là học sinh THCS, THPT và cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục với 110 tiết mục dự thi.

Ông Võ Bình Thư, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang phát biểu tại lễ khai mạc.

Ông Võ Bình Thư, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang phát biểu tại lễ khai mạc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Võ Bình Thư - Phó GĐ Sở GD&ĐT An Giang nhấn mạnh: Giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực thuộc giáo dục thẩm mĩ, được thực hiện thông qua tất cả các quá trình giáo dục khác trong nhà trường, tác động đến sự phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của học sinh.

Đặc biệt, Hội thi năm học 2022-2023 này, Sở GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Ngành Giáo dục An Giang tổ chức mở rộng đối tượng tham gia đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người lao động trong toàn ngành.

Việc mở rộng đối tượng này cho thấy, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ngày càng đi sâu vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tạo mối gắn kết, thân thiện trong mối quan hệ “thầy và trò”, để cùng chia sẻ, cùng quyết tâm thi đua đạt được mục tiêu giáo dục, hướng đến môi trường “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”.

Ban tổ chức tặng hoa tri ân các thành viên ban giám khảo .

Ban tổ chức tặng hoa tri ân các thành viên ban giám khảo .

Hội thi là một hoạt động lớn của ngành Giáo dục nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, vui tươi trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động trong ngành và học sinh; đẩy mạnh phong trào văn thể mỹ trong trường phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

Một số tiết mục dự thi trong đêm khai mạc.Một số tiết mục dự thi trong đêm khai mạc.Một số tiết mục dự thi trong đêm khai mạc.Một số tiết mục dự thi trong đêm khai mạc.

Một số tiết mục dự thi trong đêm khai mạc.

Nội dung các tiết mục dự thi nhằm ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Bác Tôn; ca ngợi tình yêu đối với đất nước, quê hương An Giang tươi đẹp, nhà trường, thầy cô và bạn bè; xây dựng văn hóa học đường;

Thể hiện ước mơ, tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ, học sinh đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, xã hội; ca ngợi những tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ; Anh hùng dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm;

Ca ngợi tấm gương người tốt, việc tốt, sức trẻ và tuổi thanh xuân trong công cuộc xây dựng văn hóa học đường; giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước nét đẹp quê hương, văn hóa mỗi vùng miền...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.