Việc dạy thực nghiệm Tài liệu giáo dục địa phương nhằm đánh nội dung biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4 với những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường… của địa phương, bổ sung cho nội dung Chương trình GDPT 2018 do Bộ GD&ĐT ban hành và làm tài liệu giáo dục địa phương chính thức để tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu dự giờ dạy thực nghiệm. |
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4 được biên soạn gồm 6 chủ đề: Địa lý địa phương An Giang; Chùa Hòa Thạnh; Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ; Làng nghề đan đát Mỹ An; Dân ca quê em; Món ngon quê em.
Tài liệu giáo dục địa phương bảo đảm cụ thể hoá mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, góp phần giáo dục các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh; đạt yêu cầu về nội dung địa phương trong từng cấp học, từng lớp học
Đồng thời đảm bảo thiết thực, phù hợp với trình độ, định hướng nghề nghiệp của học sinh, làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục học sinh; vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực.
Sau dạy thực nghiệm, các đại biểu tham gia dự giờ tiến hành thảo luận, trao đổi, nhận định về nội dung, phương pháp; gợi ý điều chỉnh những điểm cần sửa chữa phù hợp với tình hình và đặc điểm ở địa phương trình Bộ GD&ĐT thẩm định cho phép in ấn, ban hành và đưa vào giảng dạy từ năm học 2023 – 2024.
Học sinh đóng vai trải nghiệm nội dung chủ đề dạy thực nghiệm. |
Thầy Võ Văn Quới - Trưởng phòng GDMN - GDTH (Sở GD&ĐT An Giang), cho biết: Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh An Giang sẽ được đưa vào giảng dạy chính thức ở các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới.
Đến nay, An Giang đã ấn hành và đưa vào giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở tất cả các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.