Đặc biệt tại các đơn vị, trường học ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ quét, lũ bùn, đá, sạt lở đất; khu vực ven sông, ven suối, vùng thấp trũng, sườn đồi núi có tầng đất mặt mỏng dễ bị sạt lở, khu vực hạ lưu các đập, hồ chứa nước; dự phòng phương án khắc phục khi có lũ quét xảy ra.
Nhắc nhở học sinh khi tham gia giao thông trong mùa mưa lũ, tham gia giao thông bằng đường thủy tại các khu vực bị ảnh hưởng của lũ quét, các đập tràn, qua sông, suối,....
Tăng cường công tác truyền thông, cảnh báo về các nguy cơ gây tử vong do đuối nước ở trẻ em, đặc biệt trong các thời điểm mưa, bão, lũ; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của đơn vị những dịch bệnh, tai nạn thương tích có thể xảy ra trong mùa mưa lũ như cháy nổ, điện giật, dịch sốt xuất huyết, ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm môi trường…
Sau khi mưa lũ đi qua, các đơn vị, trường học chủ động khắc phục hậu quả để sớm ổn định việc dạy và học.
Sở GD&ĐT cũng nhấn mạnh việc tăng cường kiểm tra cơ sở vật chất của đơn vị mình, đặc biệt là các kho, các phòng lưu trữ hồ sơ, các phòng chứa thiết bị dạy học, phòng vi tính, thư viện và phòng đọc sách,…
Nơi có nguy cơ ngập nước phải chuyển lên nơi cao ráo, nơi nào hỏng dột phải kịp thời tu sửa để bảo quản hồ sơ, tài liệu, tài sản nhà nước. Các đơn vị, trường học chủ động mua sắm vật tư, đồ dùng cần thiết phục vụ công tác phòng, chống bão lũ phù hợp với điều kiện, nhu cầu khi xảy ra mưa lũ.
Đồng thời, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh,… lập các chốt chặn ở khu vực nguy hiểm, sông, suối, nơi xảy ra lũ quét để đưa đón học sinh đi lại an toàn; chủ động việc đề xuất cho học sinh nghỉ học đối với từng vùng trên địa bàn khi có mưa, bão, lũ lớn và các loại thiên tai khác xảy ra, có kế hoạch dạy bù vào các ngày nghỉ khác.