Chọn tương lai

GD&TĐ - Trước mỗi kỳ tuyển sinh đại học, phụ huynh, thầy cô và các nhà quản lý giáo dục lại “xới” lên câu chuyện hướng nghiệp.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Sự cân bằng giữa năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế của gia đình cùng thông tin dự báo nhu cầu nhân lực để lựa chọn ngành, nghề và trường học có khả năng trúng tuyển được xem là công thức “cứng” trong tư vấn hướng nghiệp. 

Thế nhưng, không phải bạn trẻ nào cũng có lựa chọn đúng. Nhận xét về xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông, phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp 12 đều gặp nhau ở điểm chung: Học sinh thường chọn ngành nghề theo cảm tính hoặc chạy theo một số ngành nghề thời thượng hay đang có nhu cầu “nóng”. 

Cách chọn ngành nghề cho tương lai không căn cứ vào năng lực bản thân,  điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu xã hội sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong danh sách SV cảnh báo học vụ hoặc bị buộc thôi học của các trường ĐH, SV năm nhất thường chiếm số lượng lớn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do nhiều em vào học mới nhận ra rằng ngành nghề mình chọn không phù hợp với năng lực bản thân. Có em tiếp tục theo học, dù không còn yêu thích nhưng cũng xuất hiện tình trạng chểnh mảng học hành để… ôn tập và thi lại cho kỳ tuyển sinh năm tới.

Thường thì HS hay phân vân mình nên theo học trường nào, học nghề gì khi chọn con đường đi cho tương lai. Trật tự này, theo các chuyên gia, nên thay đổi theo thứ tự: Nghề - ngành - trường. Trước hết, các em phải xác định mình hợp với nghề gì. Trên cơ sở xác định được nghề phù hợp với bản thân, HS mới chọn ngành học nào để có thể làm được nghề đó rồi mới đến lựa chọn theo học trường nào, bậc học nào phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình.

Chọn tương lai ảnh 1

Những mốc thời gian quan trọng (click vào ảnh để xem nội dung)

Thế nhưng, khó mà đòi hỏi tất cả HS lớp 12 đều xác định được đam mê của bản thân hay biết chính xác được mình phù hợp với ngành nghề nào. Để biết được thực sự mình thích gì, làm được những gì đòi hỏi phải có sự trải nghiệm nhất định. Các trường phổ thông, tùy theo điều kiện thực tế, đã kết nối với các cơ sở giáo dục đại học, nhà máy, xí nghiệp, trang trại… để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong tư vấn hướng nghiệp. Hoạt động này còn cung cấp cho HS thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp.

Phụ huynh học sinh cũng là đối tượng mà các trường phổ thông và cơ sở giáo dục đại học đều hướng tới trong công tác tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh ĐH. TS Nguyễn Thị Mỹ Hương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh (ĐH Đà Nẵng) chia sẻ: Chúng ta từng có quan niệm học ngành này, trường kia mới tốt, dễ tìm việc làm, nhiều cơ hội; nghề này “nóng”, lương lao động cao… Nhưng những niềm tin đó đã và đang nhanh chóng lạc hậu, dẫn đến phụ huynh và HS sẽ cảm thấy hoang mang nếu không hiểu rõ được bản chất của thay đổi và những xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế 4.0. Chọn nghề dựa theo truyền thống  gia đình sẽ giúp HS có những lợi thế nhất định sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, không phải sự lựa chọn nào của phụ huynh cũng là tốt nhất cho con em mình nếu không dựa trên sở thích và năng lực. 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ lên thị trường lao động toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam và định hình lại nền kinh tế thế giới. Vì vậy, đam mê mới chỉ là sự khởi đầu trên con đường nghề nghiệp. Tư duy cởi mở, tinh thần sẵn sàng học hỏi, thái độ chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm về bản thân và xã hội, người lao động mới có thể thích nghi trong mọi bối cảnh thay đổi của thị trường lao động. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.