Chọn nghề - việc làm

GD&TĐ - Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký văn kiện phê chuẩn Việt Nam gia nhập Công ước 159 của ILO về Tái thích ứng Nghề nghiệp và Việc làm cho người khuyết tật, khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm.

Chọn nghề - việc làm

Phê chuẩn công ước về việc làm cho người khuyết tật

Công ước quy định các quốc gia thành viên phải thông qua, sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều luật, quy định và tâ#p quán góp phần gây ra sự bất bình đẳng quyền lợi của người lao động khuyết tật.

Đây là một bước tiến mới trong việc cải thiện khung pháp lý hiện tại của Việt Nam nhằm hỗ trợ người khuyết tật. Việt Nam đã có Luật Người khuyết tật (2010), Kế hoạch hành động quốc gia về người khuyết tật (2012) với mục tiêu đào tạo nghề và tạo việc làm cho 250 nghìn lao động khuyết tật, cũng như đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật vào năm 2014.

Cuộc thi thiết kế Bộ nhận diện Tháng hành động về bình đẳng giới

Ngày 27/3, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã tổ chức phát động cuộc thi “Thiết kế Bộ nhận diện cho các sản phẩm truyền thông cho Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”.

Đối tượng chính tham gia cuộc thi là công dân Việt Nam, cá nhân hoặc tập thể, từ 18 tuổi trở lên. Số lượng bài thi của mỗi thi sinh là không giới hạn, mỗi bài dự thi phải bao gồm đầy đủ các sản phẩm và định dạng theo yêu cầu.

Thời gian nộp bài dự thi từ ngày 27/3 đến ngày 15/5/2019. Cuộc thi có một giải thưởng trị giá 50 triệu đồng và hai giải phụ, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng để khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và sự tham gia của các nhóm yếu thế.

Lễ công bố kết quả cuộc thi sẽ tổ chức vào ngày 27/6/2019.

TPHCM: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm hơn 79%

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, trong quý II/2019, TP cần khoảng 75 nghìn lao động.Nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các ngành nghề như: Marketing, kinh doanh, bán hàng, cơ khí, kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ thông tin, dệt may, giày da, vận tải, xuất nhập khẩu, bất động sản, tài chính, tín dụng, ngân hàng, công nghệ ô tô, xe máy, quản lý nhân sự, kế toán, kiểm toán, hóa chất, dịch vụ, điện, điện tử, điện lạnh và điện công nghiệp…

Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm hơn 79%. Các doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng, công nghệ ứng dụng trong thương mại điện tử luôn thay đổi đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở các ngành như: Digital marketing, chăm sóc khách hàng, logistics, bán lẻ, thời trang, công nghệ thông tin…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ