Chọn nghề - Việc làm

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hợp tác phát triển nhân lực cho CMCN 4.0

Bộ LĐ-TB&XH vừa có buổi làm việc với các chuyên gia thuộc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc về vấn đề phát triển nhân lực, dự báo cung cầu lao động và giáo dục nghề nghiệp. Việt Nam đang thiếu dự báo cung cầu lao động cho từng ngành nghề, lĩnh vực trong trung và dài hạn nên dẫn đến nghịch lý đào tạo không theo nhu cầu thị trường.

Hiện tại, cơ cấu đào tạo theo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật là 1; 0,35; 0,63; 1,5. Việt Nam đang thiếu 2 nguồn là kỹ sư thực hành và công nhân trình độ tay nghề cao. Để khắc phục tình trạng trên, ngành LĐ-TB&XH sẽ xây dựng đề án đào tạo nghề trong cuộc cách mạng 4.0 và dự báo cung cầu lao động trong kỷ nguyên số. Trong đó chú trọng giải pháp kết nối cùng doanh nghiệp xây dựng chương trình, phối hợp giảng dạy, thực tập, thông qua thí điểm một số trường nghề ký kết với 10 tập đoàn đào tạo theo đặt hàng, cung ứng nhân lực cho thị trường.

Hơn 6.000 người khuyết tật được học nghề

Trong 6 tháng đầu năm 2018, các bộ, ngành, địa phương tập trung vào việc phê duyệt kế hoạch, phê duyệt nguồn lực thực hiện nên việc tổ chức đào tạo sẽ được tập trung triển khai từ quý III trở đi. Do đó, kết quả 6 tháng đầu năm, cả nước có trên 6.000 người khuyết tật (NKT) được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956.

Cùng với đó, các tổ chức Hội của NKT tiếp tục đẩy mạnh có hiệu quả hoạt động dạy nghề và cho vay vốn giải quyết việc làm đối với NKT.Trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban quốc gia về NKT Việt Nam đã đảm bảo việc triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Sự thay đổi về nhận thức xã hội giúp NKT tự tin hơn, hòa nhập vào đời sống xã hội thuận lợi...

Đẩy mạnh kết nối nhà trường với doanh nghiệp

Gần 2.500 vị trí việc làm đã được Trường ĐH Đông Á (Đà Nẵng) kết nối với 34 doanh nghiệp tại ngày hội việc làm và lễ tốt nghiệp vừa qua. Đây được xem là ngày hội có số lượng việc làm lớn nhất từ trước đến nay tại các trường ĐH trên địa bàn. So với số lượng SV tốt nghiệp đợt 1 của Trường ĐH Đông Á lần này, số vị trí việc làm tăng gấp 1,74 lần.

Sinh viên ngay trước lễ tốt nghiệp đã có nhiều cơ hội đăng ký các ngành nghề phù hợp như: Điều dưỡng, Du lịch, Điện - Điện tử, Xây dựng, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Quản trị văn phòng… Được biết, trong quá trình đào tạo, trường đã mạnh dạn phát triển mô hình đào tạo nâng cao kỹ năng thực tiễn cho sinh viên, mở rộng thị trường kết nối việc làm trong và ngoài nước. Từ năm 2015, Trường ĐH Đông Á đã mở rộng thị trường việc làm ra thế giới gồm Nhật Bản, Đức và Singapore, hợp tác sâu với các tập đoàn đa quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ