“Chợ việc làm” cho sinh viên Hà Nội

Từ một cuộc tranh cử Khóa trưởng của Học viện Ngoại giao Hà Nội, dự án phát triển nguồn nhân lực đã hỗ trợ đắc lực cho sinh viên trong hành trình tìm kiếm việc làm. 

“Chợ việc làm” cho sinh viên Hà Nội

Bắt đầu từ một lần tranh cử.

Bước vào đầu năm thứ hai đại học, Nguyễn Đăng Vũ tham gia thi tuyển , chọn khóa trưởng khóa k39, học viện Ngoại giao Việt Nam.

 Để tham gia tranh cử, Vũ phải đưa ra một đề án trên những nhu cầu thực tiễn của các bạn sinh viên và cậu đã chọn dự án phát triển câu lạc bộ nhân lực. CLB phát triển nhân lực DHR ra đời vì một lý do … không giống ai như thế.

DHR không phải là một ý tưởng mới, trước Vũ, đã có 2 nhóm sinh viên tiến hành hiện thực hóa DHR nhưng vì rất nhiều lý do mà đều không thành công. 

Vũ đã tìm hiểu, nghiên cứu và thử nghiệp phiên bản online đầu tiên của dự án DHR. Những phản hồi mà Vũ thu được đều rất tích cực. Sáu tháng sau, học viện Ngoại giao chính thức cho phép cho Vũ thành lập CLB DAV Human Resoure. Và đương nhiên, Vũ cũng chiến thắng trong hoạt động tranh cử khóa trưởng.

Đã “ôm con” là không được “bỏ chợ”.

DHR được ví như một chợ việc làm, nơi cung cấp các thông tin tuyển dụng, việc làm cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội nói chung và sinh viên Học viện Ngoại giao nói riêng. 

Mang đến cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên như mình là điều không dễ, Vũ và các thành viên trong dự án luôn trăn trở về nguồn việc làm. Những câu hỏi cứ bám lấy Vũ. 

Nguồn tin này có tin cậy hay không? Nguồn tin lấy ở đâu và có phù hợp với đối tượng sinh viên? Thời gian đầu nguồn tin của dự án hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ cựu sinh viên từ các trường đại học và những mối quen biết khác của các thành viên trong dự án. Bởi vậy nguồn tin bị hạn chế.

Bắt đầu được cấp phép hoạt động câu lạc bộ từ tháng 9/2013, DHR không chir hoạt động online mà còn trực tiếp đến gần hơn với nhà tuyển dụng. 

Lúc này, nguồn tin mà DHR có dựa trên tin mà nhà tuyển dụng trực tiếp liên hệ, cung cấp. Với mong muốn tạo một môi trường thông tin hai chiều từ sinh viên đến nhà tuyển dụng, các thành viên của dự án tiến hành tổng hợp và phân loại sinh viên, cũng như việc làm sao cho phù hợp với từng đối tượng. 

Bên cạnh việc cung cấp thông tin của nhà tuyển dụng, DHR còn đưa sinh viên đến với nhà tuyển dụng, giới thiệu những ứng viên thích hợp và lựa chọn những cá nhân tiêu biểu.

Không chỉ giới thiệu việc làm cho sinh viên, DHR còn giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc, trang bị kỹ năng làm việc hiệu quả. Để làm được điều này, các thành viên trong dự án phải tiếp xúc trực tiếp với nhà tuyển dụng, tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm việc của họ để có thể tư vấn và định hướng một cách toàn diện cho sinh viên.

“Rảnh, từ thiện, nhiệt huyết và tuổi trẻ”

Việc đem lại lợi nhuận và sinh lời từ công việc này là một chuyện không quá khó nhưng các thành viên của DHR đều đang làm việc phi lợi nhuận. 

Vũ chia sẻ: Đã có khá nhiều cơ quan và tổ chức liên hệ với mình và đưa ra các phương án thu hút lợi nhuận nhưng mình đều từ chối vì DHR là dành cho sinh viên và chúng mình không muốn thu lợi từ đó.

Mọi người nhìn vào công việc của Vũ và các bạn đánh giá thế nào? “Bố mẹ bảo là “rảnh”, bạn bè nói là “từ thiện” còn thầy cô cho là “nhiệt huyết”, riêng mình, mình nghĩ đấy là tuổi trẻ. 

Vũ và các thành viên khác đều là những sinh viên năm hai của Học viện ngoại giao, đều là những người rất trẻ và nhiệt huyết. Với mục đích ban đầu chỉ là một dự án để tiến hành “tranh cử”, đến nay, DHR đã đạt được thành công vượt xa mục đích ban đầu khi mạnh dạn tiến hành tổ chức Chương trình hướng nghiệp dành cho sinh viên năm cuối mang tên Oppo Town 2014 thu hút hơn 500 sinh viên tham dự và 15 nhà tuyển dụng tìm tới với chương trình. 

Vũ cũng như các thành viên của DHR hy vọng mô hình DHR sẽ được nhân rộng và phổ biến hơn đến các trường đại học.

Theo Hoa học trò

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.