Vắt chanh vào miệng trẻ để hạ sốt hay chữa co giật: Trường hợp khiến bác sĩ tái mặt
Chia sẻ trên trang facebook cá nhân, BS Nguyễn Thanh Sang (Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) cho biết: "Cách đây 1 tháng, tôi nhận một bé viêm phổi hít khá nặng, mẹ bé kể tôi nghe trong uất ức rằng khi bé đang sốt và co giật, bác sĩ dưới An Giang cấp cứu thì bà nội ra ngoài tìm 1 lát chanh vắt vào miệng con, lập tức đứa nhỏ tím tái, các bác sĩ phải cấp cứu.
Rồi điều trị 3 ngày bé thở mệt dần nên chuyển lên tuyến trên. Bé nằm cấp cứu rồi chuyển lên khoa tim mạch với chẩn đoán viêm phổi hít. Sau đó cũng may mắn bé đáp ứng với kháng sinh và viêm phổi ổn dần".
Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cũng mới tiếp nhận trường hợp bé trai 4 tuổi được người nhà đưa đến trong tình trạng khó thở, tím tái, lơ mơ, tiếp xúc kém trong tình trạng vô cùng nguy kịch.
Tại đây, các bác sĩ phải khai thông đường thở, loại bỏ đàm nhớt trong miệng bé, đặt ống nội khí quản để bé có thể thở được. Khi cấp cứu cho bệnh nhân các bác sĩ đa lấy ra nhiều tép chanh tươi và những lát gừng được thái mỏng trong cổ họng của bé làm nghẹt đường thở khiến cho bé nguy kịch hơn.
Có thể nói, vắt chanh vào miệng trẻ đang sốt và co giật là mẹo chữa bệnh được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp cho thấy mẹo chữa bệnh này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Theo BS Nguyễn Thanh Sang, chanh là một loại trái cây tuyệt vời nhưng vị chua của nó thì không cần phải nói. Tính axit của nước cốt chanh là một yếu tố kích thích phản xạ co thắt thanh môn cực kỳ mạnh.
Chính vì vậy, khi vắt chanh vào miệng bé, đặc biệt những bé sơ sinh, con có thể bị tím tái do đóng nắp thanh môn, do hít sặc nước cốt chanh vào phổi và gây viêm phổi.
Cách sơ cứu đúng khi trẻ bị sốt cao co giật
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi cặp nhiệt độ hoặc đơn giản là dùng tay áp lên trán thấy bé có những biểu hiện sốt cao, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện theo các bước sau thay vì vắt chanh vào miệng trẻ:
Khi cặp nhiệt độ hoặc đơn giản là dùng tay áp lên trán thấy bé có những biểu hiện sốt cao, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện theo các bước cụ thể được chuyên gia hướng dẫn.
- Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
- Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước.
- Dùng thuốc hạ sốt, lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Thuốc hạ sốt nên dùng là paracetamol đơn chất với liều dùng khoảng 10-15mg/1kg cân nặng cho mỗi lần uống thuốc hạ sốt. Lần sau dùng thuốc nên cách lần trước khoảng 4-6 giờ (nếu cần).
Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân bé trai 2 tuổi nguy kịch do dùng thuốc hạ sốt paracetamol vượt ngưỡng cho phép hàng trăm lần
- Khi trẻ bị sốt cao 39 độ C trở lên, sau khi sử dụng các biện pháp hạ thân nhiệt để hạ sốt, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế.
- Những trường hợp sốt cao trên 39 độ C, nhất là đối với các bé nhỏ có tiền sử sốt cao co giật hoặc uống thuốc vào bị nôn… cần phải nhanh chóng hạ sốt ngay, thì lựa chọn thuốc hạ sốt đặt hậu môn để nhanh chóng phát huy tác dụng.
Tuyệt đối không được vắt chanh vào miệng trẻ khi bị sốt cao co giật vì khi trẻ bị sốt cao, co giật.
- Trong trường hợp sốt cao bị co giật, TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, bế trẻ đặt nằm nghiêng, không được gập đầu bé vì không thở được. Để nguyên không động tĩnh gì đến đứa trẻ. Sau đó nhanh chóng liên lạc với bác sĩ để có tư vấn kịp thời.
Chuyên gia nhấn mạnh, tuyệt đối không được vắt chanh vào miệng trẻ khi bị sốt cao co giật vì khi trẻ bị sốt cao, co giật, các phản xạ hầu họng của trẻ không có, bất cứ dị vật nào đưa vào miệng, dễ hít vào đường thở, dẫn đến hóc dị vật, có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Không nắm rõ các bước sơ cứu khi bị hóc dị vật nhanh chóng, đúng cách có thể lấy tính mạng của con bạn trong tích tắc.