Sai lầm khi hạ sốt của bố mẹ khiến bé trai 8 tháng tuổi chết não

Người bố đã trực tiếp lấy rượu công nghiệp có sẵn trong nhà để chà sát lên cơ thể em bé với mong muốn hạ sốt nhanh.

Sai lầm khi hạ sốt của bố mẹ khiến bé trai 8 tháng tuổi chết não

Tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc vừa báo cáo một thường hợp em bé 8 tháng tuổi tử vong sau khi sốt cao. Được biết, bố mẹ em bé này làm công nhân trong nhà máy, vì vậy trong nhà có rất nhiều loại rượu công nghiệp.

Vào một đêm, em bé bị sốt cao, khi đó trong tủ không có thuốc, nhà lại xa bệnh viện. Người bố từng nghe nói có thể dùng rượu hoặc cồn cao độ thoa lên cơ thể để hạ sốt, vì vậy anh đã trực tiếp lấy rượu công nghiệp có sẵn trong nhà để chà sát lên cơ thể em bé.

Trái với hy vọng hạ thân nhiệt như lời đồn, một lúc sau, em bé vẫn tiếp tục sốt cao và gần như rơi vào hôn mê, cơ thể không có phản ứng. Nghĩ bé đang ngủ say, người bố tiếp tục để cho bé nằm ở nhà.

Cho đến gần sáng ngày hôm sau, đứa trẻ vẫn "ngủ" im lìm. Quá hốt hoảng, gia đình đã đưa bé vào bệnh viện, nhưng đáng tiếc, trên đường đi, em bé đã ngừng thở.

Sai lầm khi hạ sốt của bố mẹ khiến bé trai 8 tháng tuổi chết não

Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận, em bé 8 tháng tuổi đã tử vong do suy nội tạng và chết não.

Nguyên nhân trực tiếp là do việc bôi cồn quá mạnh lên da. Bởi tốc độ bay hơi của rượu cồn vượt xa tốc độ bay hơi của nước, nó làm hạ nhiệt cơ thể nhưng cũng đồng thời làm mất đi lượng nước lớn, khiến cơ thể bị thiếu nước, ớn lạnh…

Ngoài ra, rượu cồn công nghiệp mà người bố bôi lên da em bé còn có nhiều metanol độc hại, gây tổn hại lớn đến thần kinh và hệ tuần hoàn.

Sau khi nghe chẩn đoán của bác sĩ, gia đình em bé vô cùng ân hận vì đã tự xử lý cơn sốt mà không đưa bé vào bệnh viện sớm hơn.

Những sai lầm kinh điển khi hạ sốt cho trẻ

1. Chườm lạnh để mong hạ sốt

Không dùng thuốc hạ sốt, một số bà mẹ tìm đến cách thức thủ công để hạ sốt nhanh cho con bằng đá lạnh. Điều này thực sự nguy hiểm bởi sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa bên trong và bên ngoài cơ thể có thể khiến bé bị bỏng lạnh, suy hô hấp ngay lập tức.

2. Ủ ấm khi sốt cao

Khi trẻ sốt cao, bố mẹ cần cởi bỏ bớt quần áo để cho cơ thể trẻ được thông thoáng. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng tuân thủ nguyên tắc này. Một số khi thấy con kêu lạnh thì cố gắng ủ ấm cho bé bằng cách mặc nhiều lớp quần áo hay đắp chăn dày lên người. Mẹ cần biết rằng điều này sẽ làm nhiệt độ cơ thể trẻ ngày càng tăng cao dẫn tới tổn thương não bộ hoặc gây co giật tức thì.

3. Làm mát bằng rượu và chanh

Thực tế, rượu có thể làm mát nhanh nhưng có thể gây hại bởi một số chất phụ gia có trong rượu có vai trò như thuốc diệt sâu để cho rượu được trong. Nếu sử dụng những loại rượu này chà lên làn da mỏng manh của trẻ có thể khiến bé bị nhiễm độc khi chúng ngấm qua lớp da.

Ngoài ra, chanh cũng có thể làm hạ sốt nhưng thành phần của chanh có chứa nhiều axit loãng khi chà lên da mỏng sẽ gây bỏng da của bé.

Sai lầm khi hạ sốt của bố mẹ khiến bé trai 8 tháng tuổi chết não

4. Cạo gió

Cạo gió là biện pháp trị bệnh dân gian giúp tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác khó chịu nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể cạo gió. Đa phần chỉ người lớn (không phải bà bầu) mới sử dụng phương pháp cạo gió, đối với trẻ nhỏ phương pháp này nên hạn chế.

Bởi theo các bác sĩ sẽ dễ xảy ra nhiều rủi ro mà người lớn không thể lường trước được. Nhất là trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết, khi cạo gió bác sĩ sẽ khó xác định được đâu là vùng bệnh do xuất xuất huyết, đâu là do cạo gió gây ra.

5. Cứ sốt là phải uống thuốc

Một số bố mẹ không có thói quen dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cơ thể con. Thay vì đó, nhiều bà mẹ dùng tay áp lên trán con để kiểm tra nhiệt độ, thấy nóng là cho rằng con sốt nên liền cho uống thuốc hạ sốt ngay lập tức.

Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu rằng thuốc hạ sốt không được dùng tùy tiện. Một số loại thuốc dùng cho các trường hợp cụ thể nhưng bố mẹ ít khi chịu đọc, khi thấy con sốt thì cuống cuồng mong cho con uống hạ sốt càng nhanh càng tốt. Điều này sẽ gây ra những nguy hại cho cơ thể trẻ.

Theo vienamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.