Danh sách những người tị nạn đã chết vì cố gắng vào châu Âu được công bố lần đầu tiên vào năm 1993 khi chi tiết về 62 người thiệt mạng được thông tin, hầu hết ở trung tâm châu Âu. Đến nay, con số này đã lên tới hàng chục ngàn và lượng người chết tiếp tục tăng lên.
Sau khi bức màn sắt ở châu Âu (một biên giới vật lý lẫn tư tưởng mang tính biểu tượng chia cắt châu Âu thành hai khu vực riêng rẽ) được dỡ năm 1989, châu Âu lo sợ hàng triệu người nhập cư. Do vậy họ đã có những chính sách tăng cường kiểm soát.
Trước tiên, các nước châu Âu đã kết hợp các chính sách thị thực, tạo ra những yêu cầu chung về thị thực đối với những công dân từ phía nam.
Thứ 2, EU đảm bảo rằng các hãng hàng không thực hiện những yêu cầu về thị thực bằng cách đưa ra các khoản phạt cứng rắn.
Thứ 3, châu Âu đã giới thiệu các công nghệ mới như nhận dạng sinh trắc học trong việc đối phó người nhập cư.
Kết quả là, việc di cư trái phép đã chuyển từ phương tiện giao thông thông thường (máy bay, phà) sang các thuyền buôn lậu và xe tải.
Vào cuối những năm 90, các chính phủ châu Âu đưa ra sáng kiến trấn áp buôn lậu người di cư, từ việc đẩy lùi những hoạt động bất hợp pháp cho tới tống giam những kẻ buôn lậu và phá hủy tàu thuyền.
Do hậu quả của những cuộc trấn áp, hoạt động buôn lậu người đã trở thành một thị trường riêng biệt. Mức độ tổ chức dịch vụ buôn người tuy khá thấp nhưng lại biến hóa phức tạp vì những kẻ thu lợi không muốn ở trên thuyền nữa do có nguy cơ bị bắt. Vì những con thuyền thường bị phá hủy khi tới nơi nên chất lượng của chúng cũng giảm xuống, càng dễ gây nguy hiểm cho những người di cư bằng thuyền.
Do lợi nhuận của việc buôn người khá cao nên hoạt động này cũng thu thút nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
Có thể thấy các chính sách của châu Âu đã không mang lại kết quả mong muốn ban đầu khi có nhiều dịch vụ buôn người xuất hiện với giá cao hơn và rủi ro cũng cao hơn.
Các nước châu Âu cũng nói về các kênh di cư hợp pháp nhưng không thực hiện những điều họ đưa ra. Ví dụ rõ ràng nhất là cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria. Một nửa trong số 18 triệu người Syria phải đi sơ tán, trong đó 5,6 triệu người phải tị nạn ở các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan. Châu Âu làm rất ít khi giúp một số nhỏ người định cư, mặc dù Đức đã nhận hơn nửa triệu người.