Nền tảng của chất lượng giáo dục
Thầy Lê Đình Bình – phân tích, Giáo dục là con đường ngắn nhất, nhân đạo và văn minh nhất để mỗi cá nhân có thể nắm bắt được những kiến thức, tri thức của nhân loại đã được đúc kết.
Thông qua học tập, các cá nhân có thể tự mình giải quyết được các vấn đề, nhờ có đủ năng lực tư duy và khả năng phán đoán để có những hành động hiệu quả. Điều đó đòi hỏi người học phải chủ động nắm bắt tri thức thông qua học tập.
Nhưng như vậy là chưa đủ nếu không có một đội ngũ giáo viên giảng dạy có đủ năng lực nghề nghiệp, được chuẩn hóa tiệm cận trình độ quốc tế.
Đó là những năng lực tổ chức, thực hiện hiệu quả các hoạt động dạy học cùng với những kỹ năng thực hiện thành thạo, chuyên nghiệp một quy trình khoa học và có hệ thống các bước đã được các nhà nghiên cứu giáo dục xác định, và được thực tiễn giáo dục trên thế giới khẳng định, để thực hiện tốt hoạt động dạy học.
Thầy Lê Đình Bình – cho rằng, sự phát triển và tiến bộ của Việt Nam phụ thuộc vào sự đóng góp từ ngành giáo dục, phát triển hệ thống giáo dục và thành công của các cuộc đổi mới giáo dục có khả năng nâng cao vị thế của Việt Nam đến giáo dục đẳng cấp thế giới, và đổi mới giáo dục chỉ có thể thành công khi có một chiến lược và chính sách phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phù hợp.
Bởi không có một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên là nền tảng của chất lượng giáo dục. Chất lượng của hệ thống giáo dục chỉ có thể đạt được khi chính sách giáo dục phát và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên được quan tâm Thực hiện tương xứng với những giá trị mà nó mang lại.
“Chính sách phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo rằng, những cải cách ở cấp độ nào cũng đều có hiệu quả phát triển năng lực nghề nghiệp thành công cho giáo viên, có một tác động tích cực đến chất lượng hiệu quả học tập của học sinh.
Vì vậy phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên là một yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết làm nên công cuộc đổi mới giáo dục, quyết định sự thành bại trong đổi mới giáo dục, là chìa khóa để hội nhập và có tác động lớn đến các nỗ lực, để xác định vị trí khu vực của Việt Nam trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế”- thầy Lê Đình Bình nêu quan điểm.
Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên là một yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết làm nên công cuộc đổi mới giáo dục. Ảnh minh họa/internet |
Khuyến khích phát triển nghề nghiệp cho giáo viên
Dạy học - giáo dục phải được coi là một nghề định hướng thực tiễn, phải được tiến hành tại thực địa là các trường phổ thông. Trong đào tạo giáo viên, vai trò của thực tiễn trường phổ thông là rất quan trọng đối với quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Vì vậy người dạy trong các cơ sở đào tạo -bồi dưỡng giáo viên phải có kiến thức và năng lực thực tiễn
Xuất phát từ thực tiễn khách quan, thầy Lê Đình Bình đề xuất cần có chính sách giáo dục trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên.
Theo đó, cần tăng cường công tác dự báo quy hoạch để đào tạo đúng nhu cầu thực tế, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên cần được chú trọng đúng mức, có những chính sách, biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên để đáp ứng nhu cầu sử dụng và đổi mới giáo dục.
Mặt khác, cần chuyển đổi mô hình đào tạo mới sang tập trung phát triển năng lực nghề nghiệp trong đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Đồng thời, tổ chức kiểm tra năng lực nghề nghiệp của giáo viên hàng năm, nhằm làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học. Tạo ra các môi trường và điều kiện để giáo viên có thể tự học tập, bồi dưỡng, để không ngừng nâng cao năng lực của bản thân, phát triển các năng lực của mình xây dựng tổ chức học tập.
Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành khung trình độ quốc gia, (trong đó có khung trình độ năng lực của giáo viên) dựa trên khung tham chiếu của ASEAN, có điều chỉnh cho tương thích với cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là điều kiện để hội nhập quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia ASEAN.
Cùng với đó, cần thực hiện đào tạo giáo viên theo mô hình phát triển năng lực nghề nghiệp. Thiết lập các tiêu chuẩn cao về đào tạo, tuyển dụng giáo viên, yêu cầu chuẩn về năng lực nghề nghiệp giáo viên phải được cụ thể hóa ở chuẩn đầu ra các cơ sở đào tạo giáo viên, phù hợp thước đo trình độ đào tạo tiệm cận với khu vực và quốc tế.
Có các chế độ thu hút những người có trình độ cao vào ngành sư phạm. Nâng cao chính sách đãi ngộ giáo viên, tiến hành thực hiện trả lương giáo viên theo hiệu quả thành tích công tác, ban hành chính sách ưu tiên về nhà ở, bảo hiểm xã hội khi về hưu. Đảm bảo cho giáo viên có thu nhập từ nghề của mình và sống được với nghề của mình.
Cũng theo thầy Lê Đình Bình, cần không ngừng xác định nhu cầu phát triển chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên theo các chuẩn nghề nghiệp, và các yêu cầu mới để điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu nội dung bồi dưỡng phát triển phù hợp yêu cầu.
Sự cần thiết phải thường xuyên phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trước và sau đào tạo, hơn ai hết giáo viên phải là người học tập suốt đời.