“Chuyển mình” cùng đổi mới giáo dục

GD&TĐ - “Việc rời thời điểm sau một năm sẽ giúp giáo viên có thời gian chuẩn bị mọi việc cho thật “chín muồi” và hơn hết cần có thông tin chính thống đến giáo viên để giáo viên chủ động tiếp cận Chương trình mới. Đồng thời giúp cho giáo viên và học sinh sau này chuyển sang thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới được thuận lợi” - đó là chia sẻ của cô giáo Ma Thị Chuyên, Hiệu trưởng Trường PTCS Nam Mẫu, Ba Bể (Bắc Kạn).

“Chuyển mình” cùng đổi mới giáo dục

Cả giáo viên và học sinh phải “chuyển mình”

Cô giáo Ma Thị Chuyên cho rằng, Chương trình GDPT mới chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, việc Bộ GD&ĐT lùi lại thời gian thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới là hợp lý vì khung Chương trình - SGK mới chưa có.

Bên cạnh đó, giáo viên chưa biết đổi mới thực tế như thế nào. Là người trực tiếp quản lý tôi thường xuyên chủ động nắm bắt thông tin nhưng vẫn chưa hình dung được sẽ phải làm gì cụ thể và làm như thế nào để thực hiện đổi mới GD.

Là một xã nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể, xã Nam Mẫu (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) là địa phương còn nhiều khó khăn, việc rời thời điểm sau một năm sẽ giúp giáo viên có thời gian chuẩn bị mọi việc cho thật “chín muồi” và hơn hết cần có thông tin chính thống đến giáo viên để chủ động tiếp cận Chương trình mới. Giúp cho giáo viên và học sinh sau này chuyển sang thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới được thuận lợi.

Theo tôi nghĩ cần có thời gian để chuẩn bị. Chẳng hạn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để giảng dạy chương trình mới cần được tiến hành. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý trường học cũng cần được tập huấn và nâng cao năng lực điều hành thực hiện Chương trình mới một cách có hiệu quả.

Tôi cho rằng, vấn đề quan trọng nhất không phải là thời gian áp dụng mà là ở cơ sở chưa sẵn sàng các nguồn lực cho sự đổi mới. Trong đó giáo viên vẫn là mấu chốt.

Cần có thời gian để xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên và kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên các trường phổ thông để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Để triển khai được Chương trình mới thì ít nhất giáo viên phải được tiếp cận trước với sách giáo khoa mới (sách mềm) khoảng một năm.

Mặc dù thời gian vừa rồi cũng đã nói rất nhiều về sách giáo khoa nhưng giáo viên vẫn chưa thể định hình nội dung thực sự và cũng chưa thấy khung Chương trình - SGK. Điều tôi trăn trở nhất khi thực hiện Chương trình mới là đa số học sinh của Trường PTCS Nam Mẫu là con em dân tộc chiếm 99,39%, hoàn cảnh kinh tế khó khăn; điều kiện tham gia học tập và giao lưu thấp; sự quan tâm của phụ huynh còn hạn chế...

Một số học sinh đến trường, ham học nhưng chưa tích cực thường xuyên, sự phối kết hợp giữa phụ huynh trong việc giáo dục văn hóa cũng như rèn luyện đạo đức cho HS đối với nhà trường chưa cao... Vì vậy việc tiếp cận tri thức SGK theo Chương trình mới đối với học sinh vùng cao sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm

Để chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới, theo tôi cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ quản lý và giáo viên về các quan điểm đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29; Bảo đảm trình độ chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên theo hướng đủ số lượng, đạt chuẩn, đồng bộ về cơ cấu và một bộ phận trên chuẩn.

Cô giáo Ma Thị Chuyên cho rằng, lùi thời gian thực hiện Chương trình mới để tập trung bồi dưỡng về năng lực sư phạm cho giáo viên để có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo Chương trình, sách giáo khoa mới theo phương pháp dạy học tích cực, tích hợp, tự chọn, phân hóa và liên môn; tập trung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục năng lực quản lý về đổi mới giáo dục theo yêu cầu của Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.

Đối với học sinh dân tộc thiểu số, khó khăn là phần lớn học sinh DTTS còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các em rất ít, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp.

Các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường còn khi về với gia đình các em lại sống trong gia đình thuần tiếng dân tộc. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt không thuần nhất dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình tiếp cận tri thức.

Việc lùi thời gian thực hiện Chương trình phổ thông mới chính là thời gian thích hợp để các cơ sở GD chuẩn bị tốt mọi điều kiện từ cơ sở vật chất, đội ngũ GV và tâm thế cho HS vùng cao bước vào tiếp cận Chương trình mới một cách hiệu quả và tốt nhất.

Cô giáo Ma Thị Chuyên cho rằng, muốn triển khai Chương trình mới ít nhất giáo viên phải được tiếp cận với sách giáo khoa mới trước khoảng một năm. Thời gian vừa rồi nói rất nhiều về sách giáo khoa nhưng giáo viên vẫn chưa thể định hình nội dung thực sự. Chương trình SGK dùng chung cho mọi trường phổ thông trên toàn quốc, cũng nên soạn sách giáo khoa thành một số bộ khác nhau phù hợp với kinh tế, xã hội, văn hóa của vùng miền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.