Chỉ triển khai Mô hình VNEN khi đáp ứng đủ các điều kiện đảm bảo

GD&TĐ - Tại Văn bản số 283/BDN (ngày 6/7/2018) do Ban Dân nguyện chuyển Bộ GD&ĐT, cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Việc áp dụng Mô hình Trường học mới (VNEN) tại địa phương trong điều kiện hiện nay là chưa phù hợp, do đa số người dân địa phương hiện có mức thu nhập thấp, nên việc đầu tư cho con em học tập theo mô hình mới gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu lại mô hình này.

Tổ chức lớp học theo Mô hình VNEN tại Trường Tiểu học Yên Cang, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên)
Tổ chức lớp học theo Mô hình VNEN tại Trường Tiểu học Yên Cang, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên)

Bộ GD&ĐT trả lời:

Mô hình Trường học mới (VNEN) thực chất là một phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm, tập trung vào việc thay đổi hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học, trong đó phát huy được tính tích cực, chủ động của HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên trên cơ sở thực hiện các nội dung dạy học được quy định trong chương trình GD phổ thông hiện hành.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai VNEN đã bộc lộ một số bất cập. Để khắc phục những bất cập này, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 8/8/2017 yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học và THCS rà soát, đảm bảo các điều kiện thực hiện VNEN, trong đó các nhà trường chỉ tổ chức triển khai thực hiện phương thức dạy học theo VNEN khi đáp ứng đủ các điều kiện đảm bảo, tức là không yêu cầu có sự đóng góp của cha mẹ HS. Do đó, việc triển khai phương thức dạy học theo VNEN cho HS không phụ thuộc vào mức thu nhập của cha mẹ các em.

Công văn số 283/BDN ngày 6/7/2018 của Ban Dân nguyện chuyển tải kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang đến Bộ GD&ĐT: Mục tiêu cải cách GD là để giảm tải cho HS, SV là rất tốt, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà các chương trình GD của ta đang quá tải. Tuy nhiên, cử tri rất băn khoăn là liệu việc thi tốt nghiệp THPT năm 2019 tới đây bao gồm kiến thức của 3 chương trình lớp 10, lớp 11, lớp 12 có thực sự đáp ứng được mục tiêu giảm tải này không hay lại tạo ra nhiều áp lực cho HS hơn nữa trong thi cử. Đề nghị Bộ cần xem xét và cần thiết nên tổ chức Hội thảo khoa học để lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo và cả HS, để hướng tới kỳ thi hiệu quả, tích cực, chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng GD ở nước ta.

Bộ GD&ĐT trả lời:

Kỳ thi THPT quốc gia nhằm đánh giá kiến thức toàn diện, cơ bản của HS phổ thông. Do vậy, đề thi năm 2019 bao gồm kiến thức của 3 chương trình lớp 10, lớp 11, lớp 12, trong đó chủ yếu kiến thức ở lớp 12. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT sẽ lựa chọn kiến thức phù hợp để xây dựng đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, nhằm giảm áp lực, đảm bảo kiểm tra kiến thức phổ thông của HS.

Bộ GD&ĐT sẽ tổng kết, đánh giá về công tác thi THPT quốc gia năm 2018 để có những điều chỉnh kỹ thuật cho phù hợp với thực tiễn.

(Còn nữa)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.